Tự do là gì? Tự do là được làm những điều tôi muốn, có thể suy nghĩ và nói các vấn đề trong tâm chí tôi? Hay tự do là cảm giác thỏa mãn trong tiện nghi hiện đại? Đối với Krishnamurti, chính những thiên kiến, lề lối cũ, thậm chí kiến thức cũng là tác nhân khiến cho con người mất đi tự do nguyên bản.

Cuốn sách bàn về 'Tự do' của nhà triết học có ảnh hướng nhất thế kỷ XX

First News – Trí Việt | 28/11/2018, 11:06

Tự do là gì? Tự do là được làm những điều tôi muốn, có thể suy nghĩ và nói các vấn đề trong tâm chí tôi? Hay tự do là cảm giác thỏa mãn trong tiện nghi hiện đại? Đối với Krishnamurti, chính những thiên kiến, lề lối cũ, thậm chí kiến thức cũng là tác nhân khiến cho con người mất đi tự do nguyên bản.

Con người nói rất nhiều về tự do, thậm chí tuyên bố sẵn sàng tranh cãi, đổ máu vì nó. Song, không mấy người cắt nghĩa được tự do thực sự là gì. Đa phần chúng ta hình dung tự do là “được làm điều mình muốn”. Nhưng ta không hề cảnh giác rằng, những điều mình muốn là kết quả từ sự áp đặt của truyền thống, tôn giáo, ý thức hệ, sách vở và thậm chí là…truyền thông, quảng cáo.

Có bao giờ ta tự hỏi, tự do đích thực của mỗi con người là điều gì? Và làm thế nào để con người có thể đạt được tự do? Krishnamurtri đã dành phần lớn cuộc đời mình để đi tìm lời giải cho những câu trả lời này và chia sẻ nó rộng rãi tới cộng đồng.

Với Krishnamurtri, trong quá khứ, tư tưởng của chúng ta là kết quả của nhiều nguồn thông tin: truyền thống, văn hóa, sách vở, tôn giáo, những chuẩn mực đạo đức… Qua nhiều thế hệ, tiêu chuẩn hành vi đó trở thành như một phần truyền thống hoặc tôn giáo. Và những sai lệch, tri kiến cũ kỹ này trở thành tấm áo khoác mà ta khoác lên ngay từ khi bước vào cuộc đời.

Còn trong hiện tại, ta cũng bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ cá nhân, quyền lực hay thậm chính là hình tượng ảo ảnh do chính chúng ta tự tạo dựng. Ta sở hữu một hình tượng mà chúng ta tưởng mình là hoặc nên là, mà chính hình tượng đó ngăn cho ta hiểu, ngăn cho ta nhìn vào cái ta là.

Vậy là ta rơi vào cạm bẫy mất tự do, ta sống với những điều được truyền đạt, bị dẫn dắt bởi thiên kiến, hoặc để hoàn cảnh và môi trường xung quanh áp đặt. Tâm hồn ta cạn cợt và trống rỗng, thiếu đi những điều mới mẻ do bản thân ta thực sự khám phá và cảm nhận.

Đối với Krishnamurtri, ta cần phải nhận thức được mình đã mất đi tự do như thế nào. Và để đạt được tự do, ta không chỉ cần cải thiện khả năng nhận thức, nắm bắt nội dung, bản chất , tinh thần cởi mở, phóng thoáng để chú tâm vào những gì diễn ra trong cuộc sống mà ta còn phải có một sức khỏe tinh thần thật tốt.

Krishnamurtri diễn giải: “Làm sao có một tâm trí tỉnh giác, tinh nhạy và sáng rõ có thể tồn tại trong một cơ thể chậm chạp, nặng nề? Để hoàn toàn trở nên tinh nhạy với tất cả những ẩn ý kỳ diệu của cuộc đời, đòi hỏi sự đồng điệu giữa tinh thần và thế xác.”

Đến đây, bạn sẽ tự hỏi tại sao lại cần phải đọc một cuốn sách về tự do khi cuộc sống hiện tại của mình đã thoải mái và đầy đủ tiện nghi?

Một CEO nổi tiếng của một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam từng phát biểu: “Điểm yếu của những người giỏi, nhiều kinh nghiệm là có một cái hộp có 6 tấm ngăn bao quanh họ. Tấm ngăn dưới chân là tất cả dữ liệu mà họ có, tấm vách trên đầu là niềm tin, phía trước là những gì họ từng nhìn thấy, kinh nghiệm tạo ra tấm chắn phía sau, bên trái là tất cả những gì họ giả định, vách ngăn bên phải là tất cả hệ tri thức của họ. Không có cái hộp, không có bất kỳ một rào cản nào ngăn bước, các bạn sẽ nhìn thấy cả vũ trụ.”

Bạn có bao giờ nhận ra, chính kiến thức và kinh nghiệm trở thành là một bức tường ngăn mình đến với tự do – tri thức chân thực nhất?

Nhìn rộng ra, tư tưởng của Krishnamurti thật sự mang tính đột phá khi ông chỉ ra: nếu nhân loại có thể có chung một tâm thức để đối diện với những thử thách, nhọc nhằn, sướng khổ cùng nhau, ta sẽ không tạo ra sự cô đơn, sợ hãi, hung hãn tiềm tàng … Hay có thể hiếu, nếu từng người một hiểu về tự do, hiểu về những “vách ngăn” của chính mình và của cộng đồng, dân tộc, quốc gia; ta có thể triệt tiêu những mầm mống gây ra những vẫn đề toàn cầu như chiến tranh, xung đột, phân biệt chủng tộc, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…

Ở tuổi 90, Krishnamutri vẫn dành thời gian của mình cho những buổi diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức. Thậm chí, ông vẫn tiếp tục diễn thuyết tại Ấn Độ chỉ một tháng trước khi mất vào năm 1986. Có thể thấy, dù Krishnamurtri đã mất hơn 30 năm, nhưng cuốn sách “Tự do vượt trên sự hiểu biết” vẫn có giá trị vượt thời gian. Cuốn sách là tiếng nói vang vọng của nhà hiền triết cho nhân loại và các thể hệ trong tương lai về việc xây dựng một thế giới tự do, hòa bình, nhân ái.

Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti, (12 tháng 5 năm 1895–17 tháng 2 năm 1986) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.

Cuộc sống và những lời dạy của Jiddu Krishnamurti trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay.

Trí Việt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuốn sách bàn về 'Tự do' của nhà triết học có ảnh hướng nhất thế kỷ XX