Một cây kim khâu dài khoảng 2cm nằm trong tim bé trai 13 tuổi suốt hơn 2 tháng, đã bị gỉ sét, vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) phẫu thuật rút ra. Đây là một trường hợp hi hữu trong y văn thế giới.
Theo người nhà của bệnh nhi Nguyễn Minh H.(13 tuổi, ngụ ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) sau khi may vá xong, người nhà để quên cây kim khâu vào gối nằm. Tối đó, khi đi ngủ, em H.nằm úp xuống chiếc gối đó, vàvô tình cây kim đâm đúng vào ngực. Thấy đau, em H. vội rút cây kim trong ngực ra, nhưng trong quá trình rútbị gãy một đoạn nằm lại trong ngực.
Mặc dù vậy, em H. vẫn không kể lại với gia đình, cứ để cây kim đó tồn tại trong ngực. Sau đókhoảng 2 tháng, em thấy đau ngực, liên tục bị ngất mới kể lại sự việc trên cho gia đình biết, lập tức người nhà đã đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) để kiểm tra.
Ngày 26.6, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, các bác sĩ ở đây đã phát hiện 1 đầu kim khâu dài 2cm đã bị gỉ sétnằm từmỏm tim đi vào vách tim thất và lú trong lòng cơ tim củabệnh nhi H. Êkíp phẫu thuật đã rút thành công cây kim này ra khỏi tim của bệnh nhi.Hiện sức khỏe của bệnh nhiđã ổn định, sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.
PSG.TS.BS Vũ Minh Phúc -Trưởng khoa tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay lúc em H. vào bệnh viện thì vẫn tỉnh táo nhưng qua điện tâm đồ cho thấy, có những đoạn cơn nhiệt lên rất nhanh. Mỗi lần cơn nhiệt lên nhanh như thế thì em lại bị ngất.
Lúc đầu, ê kíp bác sĩ trực nghĩcây kim khâu này chỉ nằm ngoài thành ngực, cùng lắm thì dính vô tim một ít thôi. Siêu âm tim chỉ thấy tràn dịch màng tim ra bên ngoài một chút. Do đó ê kíp phẫu thuật chỉ mở cơ ngực để rút cây kim ra, nhưng khi mở ngực thành bên không thấy cây kim.
Sau đó, các bác sĩ khoa tim mạch quyết định siêu âm tim và chụp CTScan tim một lần nữa thì phát hiện cây kim nằm trong vùng mỏm của cơ tim ở góc trái. Lúc này các bác sĩ quyết định hội chẩn và đưa ra phương pháp mổ hở để lấy trái tim ra, bệnh nhânphải chạy tim, phổi nhân tạo.
“Quyết định này gây ra một sự tranh cãilớn. Theo y văn thế giới, đến nay trên thế giới chỉ có 30 ngườirơi vào trường hợp trên, trong đó có khoảng 80% bệnh nhân phải mổ lấy trái tim ra để rút dị vật. Các trường hợp còn lại không cần mổ, bệnh nhân sống chung với dị vật”, bác sĩ Phúc cho biết.
Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, có 3 nguyên nhân mà các bác sĩ quyết định phẫu thuật cho em H. Thứ nhất là em và gia đình biết có cây kim nằm trong cơ thể mình, điều này sẽ gây ảnh hưởng sang chấn tâm lý; kế đến là em có những cơn đau ngực và thường xuyên bị ngất, cuối cùng là cây kim khâu này đang có khuynh hướng đi sâu vào trong.
“Ban đầu cây kim khâu chỉ đâm vào ngực làm nhiễm trùng khu vực đó, nhưng thời gian cho thấy cây kim đang có khuynh hướng đi vào sâu mà chúng ta không biết nó sẽ đi tới đâu. Vì trái tim không phải như các nơi khác, nó hoạt động liên tục và co bóp liên tục nên cây kim không thể nằm yên một chỗ mà sẽ đi sâu vào nữa”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Kinh Bang – Phó trưởng khoa ngoại tổng hợp nói, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật này cho biết khi quyết định mổ ca này là rất khó khăn, bệnh nhân phải chạy tuần hoàn, cho tim ngưng đập và xác định chính xác vị trí của cây kim.
“Mục tiêu của chúng tôi là phải làm sao thương tổn tối thiểu mà phải lấy được dị vật đó ra”, bác sĩ Bang nói.
Hồ Quang