Vài hôm trước HLV Toshiya Miura đã trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Jsports khi nói về bóng đá và con người Việt Nam. Đó là cách nhìn nhận của một người Nhật khi đến làm việc ở Việt Nam được 6 tháng. Bóng đá Nhật Bản có HLV rất nổi tiếng là ông Takeshi Okada, từng sang làm HLV trưởng cho Hangzhou Greentown FC ở giải Chinese Super League năm 2012-2013. Vậy cựu HLV tuyển Nhật Bản đã nói gì về bóng đá và con người Trung Quốc?

Cựu HLV tuyển Nhật Bản nói gì về bóng đá và con người Trung Quốc?

Một Thế Giới | 22/12/2014, 10:09

Vài hôm trước HLV Toshiya Miura đã trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Jsports khi nói về bóng đá và con người Việt Nam. Đó là cách nhìn nhận của một người Nhật khi đến làm việc ở Việt Nam được 6 tháng. Bóng đá Nhật Bản có HLV rất nổi tiếng là ông Takeshi Okada, từng sang làm HLV trưởng cho Hangzhou Greentown FC ở giải Chinese Super League năm 2012-2013. Vậy cựu HLV tuyển Nhật Bản đã nói gì về bóng đá và con người Trung Quốc?

Từng trải qua sự nghiệp cầm quân, quản lý ở các CLB ở J.League lẫn ĐTQG Nhật Bản, ông Takeshi Okada đạt được nhiều thành công, đặc biệt đưa tuyển Nhật Bản lọt vào vòng 1/8 ở World Cup 2010. Năm 2012, ông Okada sang Hangzhou Greentown FC thuộc giải Chinese Super League để thử thách ở môi trường mới. Những trải nghiệm ở giải đấu ngoài Nhật Bản đã giúp ông Takeshi Okada có thêm được vốn kinh nghiệm quý báu. Sau đây là những chia sẻ của cựu HLV tuyển Nhật Bản dành cho tờ Asahi Shimbun vào đầu năm 2013

Năm đầu tiên cầm quân ở Trung Quốc, HLV Takeshi Okada không thành công lắm khi Hangzhou Greentown về thứ 11 ở Chinese Super League 2012. Trong năm xảy ra sự kiện tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) làm rung chuyển mối quan hệ Trung – Nhật và dẫn đến làn sóng bài Nhật ở Trung Quốc. Vậy làm thế nào mà ông Okada lại dẫn dắt được đội bóng của nước láng giềng cũng như tiềm năng của môn bóng đá tại Trung Quốc ra sao? Đó đều là những câu hỏi được cựu HLV tuyển Nhật giải đáp.

Phóng viên: Nhật Bản và Trung Quốc đều thuộc vùng Đông Á nhưng giữa chúng ta có nhiều sự khác biệt. Vậy khi huấn luyện, ông đã tạo ra điểm nhấn gì?

Okada: Tôi không biết tổng thể người Trung Quốc có khác biệt như thế nào nhưng những gì tôi nói với các cầu thủ ở Hangzhou (Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang) khi huấn luyện là tính kỷ luật, tinh thần tự giác chịu trách nhiệm và lòng trung thành khi chiến đấu để giúp đội bóng đạt chiến thắng.

Các HLV người Trung Quốc thường nói với tôi rằng: “Bạn phải kỷ luật và cứng rắn với các cầu thủ, ví dụ, phải đặt ra lệnh giới nghiêm, cấm túc ở bản doanh đội bóng và cho các trợ lý đi tuần để kiểm ra nhưng tôi nói rằng điều đó phải chấm dứt. Chắc chắn quyết định của tôi sẽ gây ra nhiều vấn đề khác nhau, thậm chí có thể là hậu quả xấu nhưng tôi điều tôi muốn rằng khi cầu thủ nhận được nội quy mới họ cần phải tự giác thay đổi chính mình.

Hậu quả gì thưa ông ?

Okada: Khi bỏ việc giới nghiêm tôi có thể kể lại một số cầu thủ đã trốn khỏi khách sạn để ra ngoài đi chơi đêm trước trận đấu một ngày và tôi biết và đã nói chuyện với họ sau đó. Tôi bảo rằng: “Tôi đã tin tưởng vào anh. Vì vậy tôi không nghĩ rằng tôi có thể tha thứ cho anh nhưng tôi vẫn cho anh thêm cơ hội. Tôi muốn cầu thủ nào lẻn ra ngoài đi chơi phải thừa nhận việc làm sai trái của mình”.

Các trợ lý người Trung Quốc của tôi bảo rằng sẽ không có cách nào để các cầu thủ Trung Quốc tiến bộ được đâu song tôi đã làm vào bảo với cầu thủ rằng: “Nếu lần tới, các anh còn phản bội lòng tin của tôi thì đừng nói chuyện tha thứ gì nữa”. Một số cầu thủ lại tiếp tục vi phạm và tôi đã phải loại bỏ anh ta. Tôi cảm thấy đó tệ khi phải làm như thế nhưng nó cần thiết cho đội bóng.

Phóng viên: Dường như đã có mâu thuẫn giữa ông chủ CLB Hangzhou Greentown và ông về chuyện gia hạn hợp đồng sau khi mùa bóng đầu tiên kết thúc

Okada: Đã có hai lần tôi nghĩ đến việc rời khỏi đây trước thời điểm cuối năm 2012. Vào tháng Bảy, ông chủ CLB cho tôi biết ông sẽ mua một trung vệ là tuyển thủ quốc gia Trung Quốc. Tôi không thể hiểu vì sao ông ấy lại bám riết cầu thủ đó như thế nhưng khi tôi nói là tôi muốn dùng số tiền đó để mua một cầu thủ ngoại tăng cường lực lượng đội bóng thì ông ấy trả lời với vẻ là sẽ đồng ý. Lúc tôi chọn xong một cầu thủ ưng ý và trên đường trở về Hàng Châu thì người trợ lý của ông chủ CLB lại bảo rằng: “Họ không muốn tiêu tiền để mua cầu thủ”.

Tôi cho qua chuyện đó nhưng một sự cố khác lại xảy ra. Ông chủ CLB lại bảo tôi là ông ấy muốn tôi đưa ra sân một cầu thủ trẻ. Trước đó tôi đã sử dụng cầu thủ này trong trận thắng của đội và muốn để dành anh ta cho trận đấu sắp tới nên để anh ta ở nhà. Tuy nhiên, ngày hôm sau, tại sân của CLB đối thủ tôi rất tức giận khi nghe trợ lý người Trung Quốc bảo rằng 4 cầu thủ mà tôi để lại ở Hàng Châu lại đang trên đường đến đây. Chính vì vậy tôi nói với ông chủ CLB rằng tôi sẽ không tái ký hợp đồng nữa mà sẽ rời khỏi đây sau khi mùa bóng 2012 kết thúc.

Sự can thiệp như vậy từ ông chủ không phải là hiếm ở Trung Quốc?

Okada: Chủ CLB là người tốt, ông ấy không có ý xấu. Nhưng ông ta nghĩ rằng mình sẽ chọn HLV và xếp đội hình ra sân cho mỗi trận đấu. Tôi không thể mong chờ rằng ông ta sẽ hiểu được vì sao tôi lại tức giận khi bị thọc vào chuyên môn như thế. Chúng tôi đã ngồi lại nói chuyện với nhau và mọi thứ đã tốt hơn. Nhưng tôi tự hỏi rằng nếu những điều đó cũng xảy ra với tôi ở Nhật thì sẽ ra sao. Tôi cũng từng có những bất đồng tương tự khi làm việc ở Nhật.

Có phải vì vậy mà ông quyết định không rời Hangzhou Greentown ?

Okada: Hôm trước ngày sinh nhật tôi (ngày 25.8), chúng tôi đến sân bay Hàng Châu để chuẩn bị thi đấu trên sân khách và những cầu thủ cũng như những người khác ủng hộ tôi đã đứng hát bài: “Happy Birthday” rồi cùng hô to: “Đừng đi, đừng đi”. Tôi đã suy nghĩ về điều đó vài giờ trên chuyến bay. Tôi nghĩ rằng tôi làm công việc này không phải chỉ riêng cho bản thân mình mà còn là niềm vui, nụ cười của cầu thủ, nhân viên và các CĐV của đội bóng nữa. Tôi đến với Trung Quốc với ước mơ rằng tôi sẽ tạo ra những tài năng trẻ bóng đá và thực hiện một triết lý bóng đá mà tôi đeo đuổi, bằng không, tôi sẽ trở lại Nhật Bản. Tôi thấy rằng thật khó chấp nhận khi phải bỏ dỡ nửa chừng như thế.

Nhưng có nhiều cái làm tôi bực bội, vì vậy tôi phải đặt một số điều kiện và nói ông chủ CLB phải chấp nhận khi muốn tôi ở lại. Đó là ở mùa bóng thứ hai, ông ấy phải để cho tôi tăng cường lực lượng mà không được can thiệp. Mặc dù vậy, ông ấy vẫn tìm cách để can thiệp vào chuyên môn. Đó chính là sự khác biệt với người Nhật.

Nhiều người nói rằng Trung Quốc là đất nước rất trọng sĩ diện, danh dự

Okada: Giả sử tôi cho bạn tổ chức một trận đấu nhỏ dành cho các cầu thủ trẻ và bạn sẽ nói bên thua sẽ chịu quỳ và nói to: “Chúng tôi đã bị đánh bại” thì sau đó các cầu thủ trẻ sẽ chơi bằng tất cả sức lực, tận tâm. Nhưng nếu khi thua, các cầu thủ không chịu quỳ xuống thì cũng không phải là vấn đề gì to tát. Danh dự hay sĩ diện ở đâu, quốc gia nào cũng vậy thôi và đều không phân biệt tuổi tác nên đó là lý do vì sao tôi phải tôi trọng họ (tức người Trung Quốc). Còn về chuyện quần đảo Senkaku tôi có nghe người Trung Quốc họ cảm thấy danh dự bị tổn hại khi nghe chính phủ Nhật Bản mua các hòn đảo.

Đã có những cuộc biểu tình bài Nhật ở Hàng Châu và đã có một trận đấu của CLB phải hủy bỏ. Có bao giờ ông cảm thấy mối đe dọa nguy hiểm?

Okada: Tôi chưa bao giờ cảm thấy bất an hay không thoải mái khi ở Trung Quốc. Trận đấu không phải bị hủy bỏ vì CLB có một HLV người Nhật mà lý do chính là không có đủ nhân viên an ninh cho trận đấu hôm đó. Bây giờ, mọi thứ có vẻ xấu hơn song tôi nghĩ rằng có một số sự hiểu lầm nào đó về trên phương tiện truyền thông.

HLV tuyen Nhat Ban
HLV Tekashi Okada trả lời báo chí Trung Quốc 

Dù vậy cũng không thể không thừa nhận rằng đã có nhiều sự xáo trộn khi tình hình bài Nhật gia tăng

Okada: Có thể một số người Trung Quốc lớn tuổi không thích Nhật Bản. Mặc dù vậy, họ cũng không nghĩ con cái mình gia nhập cuộc chiến (bài Nhật) như thế. Cho đến ngày nay khi chuyện chính trị được người dân quan tâm thì mỗi chúng ta đều có các quan niệm khác nhau rất khó hòa giải. Mỗi lần như thế tôi lại nghĩ rằng có thể đặt thay đổi ở suy nghĩ quan điểm ở từng cá nhân, bắt đầu bằng thể thao – văn hóa. Tôi không phải là một chính trị gia vì vậy những gì tôi có thể làm được là để cho người dân hai nước Trung – Nhật cùng ra sân chơi bóng với tinh thần chia sẻ. Vì vậy tôi muốn tổ chức trận đấu ngay tức thì ngay cả khi nó có thể bị hủy bỏ. Và đó cũng là lý do tôi  không thể rời Hangzhou Greentown FC để quay lại Nhật Bản.

Khi ở Trung Quốc, ông đã thu lại được điều gì mà ở Nhật ông không có ?

Okada: Không có gì khác nhau mấy. Tất nhiên tôi thích ở Nhật và tôi tự hào bản sắc Nhật. Tôi đã đeo lá cờ Himomaru (quốc kỳ Nhật Bản) khi làm HLV tuyển quốc gia. Nhưng nếu xem lại bản chất câu chuyện tranh chấp Senkaku, tôi thấy thật ngớ ngẩn. Cả hai bên (Trung – Nhật) đều nói rằng Senkaku là phần lãnh thổ của họ từ khi nó xuất hiện? Nếu lịch sử Trái đất là 4,6 tỷ năm được ví như thời gian dài 460 mét thì lịch sử 200.000 năm của người tinh khôn hiện đại (Homo sapines) sẽ chỉ là 2cm.

Khi tôi còn học mẫu giáo, tôi thường chơi ô cát với bạn và thường cố giữ họ không được đi ra khỏi ô cát do tôi vạch ra. Các cô giáo nhà trẻ đã mắng tôi rằng: “Em hãy suy nghĩ làm sao để các bạn cùng chơi được vui vẻ”. Tương tự như vậy, chúng ta có thể tranh luận về nó (quần đảo Senkaku) rồi chúng ta đi đến chiến tranh? Không, tôi không muốn thế. Đó không phải là điều hay ho gì.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể hợp tác với người Trung Quốc?

Okada: Ngay từ đầu tôi đã nói rằng tôi không có bất cứ định kiến gì về người Trung Quốc. Đó là lý do tôi không làm việc theo một cách nghĩ mang tính định hướng có sẵn nào đó. Nhiều người cứ hay nói rằng: “Người Trung Quốc lười biếng lắm”, tôi bảo rằng vậy là sai. Một số khác lại bảo người Trung Quốc hay thất hứa, tôi bảo ở Nhật Bản cũng có nhiều người như thế. Chẳng hạn Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản cũng hứa nhiều rồi có làm được bao nhiêu thứ đã hứa không? Nhiều người Nhật không ưa Trung Quốc nhưng sự thật có bao nhiêu người đã sống ở Trung Quốc? Đó, thật vô lý khi bạn ghét một người mà bạn không hề biết. Khi tôi về Nhật, tôi mở báo ra đọc và có thời điểm tôi nghĩ rằng Trung Quốc là quốc gia không lành mạnh, ích kỷ song khi tôi trở lại Hàng Châu tôi lại không thấy điều đó với hầu hết người Trung Quốc.

Chúng ta có thể giải thích trên một thực tế khách quan khác ví dụ như chính sách một con là lý do có thể khiến cầu thủ Trung Quốc không thể tự lập được.

Okada: Có thật như vậy không? Các cầu thủ của tôi ở Hangzhou Greentown bây giờ hay thảo luận về chiến thuật rất nhiều, trong lúc giải lao họ cùng bàn luận sôi nổi với nhau. Ban đầu khi tôi đến họ thụ động và cứ nghĩ HLV sẽ bảo ban, làm tất cả điều đó họ nhưng khi chúng tôi cùng nhau thi đấu để cố vươn lên top đầuthì họ dần góp ý và bàn luận với HLV về chiến thuật này kia. Các HLV người Trung Quốc cũng nói rằng, các cầu thủ đã thay đổi nhiều.

Ở Nhật Bản khoảng 20 năm trước cũng vậy, người ta nói rằng cầu thủ Nhật không thể tự đưa ra quyết định nào cho bản thân vì do hệ thống giáo dục đồng nhất. Nhưng bây giờ đã thay đổi khi cầu thủ Nhật có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Đỗ lỗi cho những nguyên nhân như trên chỉ là cái cớ. Tôi không nói rằng xã hội có thể thay đổi được nhưng bóng đá thì có thể, bởi vì ở ngay Hangzhou Greentown các cầu thủ đã thay đổi bản thân qua từng ngày.

Satoshi Ushio thực hiện (Đăng Khoa lược dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu HLV tuyển Nhật Bản nói gì về bóng đá và con người Trung Quốc?