UBND TP Đà Nẵng yêu cầu người dân không tập trung quá 30 người nơi công cộng, dừng hoạt động lễ hội, tôn giáo, dịch vụ kinh doanh không cần thiết, dừng đón khách đến Đà Nẵng trong 14 ngày.

Đà Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách từ 13 giờ chiều nay

26/07/2020, 10:59

UBND TP Đà Nẵng yêu cầu người dân không tập trung quá 30 người nơi công cộng, dừng hoạt động lễ hội, tôn giáo, dịch vụ kinh doanh không cần thiết, dừng đón khách đến Đà Nẵng trong 14 ngày.

Người nhà tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân đang cách ly tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Sáng 26.7, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn về việc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ban, ngành, các quận huyện và đề nghị các hội, đoàn thể, các cơ quan trung ương, các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24.4.2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Thời hạn thực hiện từ 13 giờ ngày 26.7.2020 cho đến khi có thông báo mới.

Đà Nẵng cũng yêu cầu người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét khi tiếp xúc. Tạm dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…).

Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn...), khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được tiếp tục hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được tiếp tục hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định của các cơ quan chức năng. Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động. Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

Trước đó, ngày 25.7, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc thực hiện giãn cách đối với thành phố Đà Nẵng để thuận tiện cho việc phòng và tránh lây lan dịch bệnh.

Dạ Thảo

Bài liên quan
Đà Nẵng là điểm đến thứ 3 của Michelin Guide tại Việt Nam
Đà Nẵng sẽ là thành phố tiếp theo được thêm vào danh mục điểm đến ẩm thực của Michelin Guide.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đà Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách từ 13 giờ chiều nay