Đà Nẵng đang hợp tác với một thành phố của Nhật Bản để giúp Đà Nẵng từ quy mô 1 triệu dân thành đô thị cấp vùng với quy mô 2-3 triệu dân, đóng vai trò là động lực tăng trưởng và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời có sức cạnh tranh và có bản sắc riêng so với Hà Nội và TP.HCM.

Đà Nẵng hợp tác với Nhật Bản xây dựng thành phố 2 triệu dân

Một Thế Giới | 23/03/2016, 10:34

Đà Nẵng đang hợp tác với một thành phố của Nhật Bản để giúp Đà Nẵng từ quy mô 1 triệu dân thành đô thị cấp vùng với quy mô 2-3 triệu dân, đóng vai trò là động lực tăng trưởng và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời có sức cạnh tranh và có bản sắc riêng so với Hà Nội và TP.HCM.

Ngày 22.3, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì buổi làm việc với ông Nakajima Tetsuya, Giám đốc điều hành Cục Hợp tác phát triển, TP.Yokohama (Nhật Bản) liên quan đến việc triển khai chương trình hợp tác ba bên giữa TP.Đà Nẵng, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và chính quyền TP.Yokohama về Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.
Chương trình hợp tác 3 bên được triển khai với mục tiêu là phát triển Đà Nẵng từ quy mô 1 triệu dân thành đô thị cấp vùng với quy mô 2-3 triệu dân, đóng vai trò là động lực tăng trưởng và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời có sức cạnh tranh và có bản sắc riêng so với Hà Nội và TP HCM.
Ông Nakajima Tetsuya cho biết, để thực hiện những mục tiêu nêu trên, qua hơn 1 năm triển khai nghiên cứu, chương trình đã đề ra 6 kế hoạch hành động liên ngành bao gồm: cụ thể hóa các chiến lược phát triển đô thị bền vững thông qua các dự án mang tính liên kết ở cấp thành phố và cấp vùng; xác định lại các mũi nhọn kinh tế mang tính cạnh tranh và khác biệt với Hà Nội và TP.HCM; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho thấy rằng Đà Nẵng hoàn toàn có thể hiện thực hóa đề án “Thành phố môi trường”; tạo cơ chế cấp vốn bền vững và kế hoạch sử dụng cụ thể để phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực (khu vực nhà nước và tư nhân) và tăng cường quản lý quy hoạch không gian theo cụm đô thị.
Tương ứng với 6 hành động liên ngành nêu trên, 6 chương trình/dự án cụ thể được đề xuất là đẩy mạnh và xúc tiến các dự án cải thiện môi trường; phát triển hệ thống cảng Đà Nẵng, bao gồm cảng Tiên Sa và cảng Liên Chiểu, có sự gắn kết với hệ thống vận tải vùng và các cụm công nghiệp; phát triển mạng lưới vận tải công cộng gồm xe buýt nhanh (BRT) và đặc biệt là tuyến đường sắt trong tương lai; xây dựng các khu đô thị mới đa chức năng, hỗn hợp kết nối với các nhà ga trung chuyển theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng); tăng cường năng lực phòng tránh thiên tai và cải tạo khu trung tâm đô thị hiện hữu.
Da Nang hop tac Nhat Ban xay dung thanh pho 2 trieu dan-hinh-anh-1
 Chính quyền Đà Nẵng đang hướng tới việc tăng số lượng dân số lên 3 triệu dân.
Cũng theo ông Nakajima Tetsuya, chính quyền TP.Yokohama sẽ chuyển qua giai đoạn triển khai thực hiện, cụ thể là sẽ triển khai nghiên cứu tiếp theo với mục tiêu đảm bảo xây dựng hạ tầng đô thị cơ bản, bao gồm xây dựng trục giao thông xương sống, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tuyến đường sắt bắc - nam, trên cơ sở đó phát triển các khu đô thị mới gắn kết với trục vận tải xương sống và hình thành cấu trúc không gian cốt lõi đảm bảo quy mô tăng trưởng 2 triệu dân trong tương lai của Đà Nẵng dựa trên bài học kinh nghiệm từ TP.Yokohama.
Theo lãnh đạo Đà Nẵng, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện (từ tháng 12.2014) với sự giúp đỡ của TP.Yokohama và JICA, những kết quả nghiên cứu đã đạt được là rất đáng khích lệ. Ông cũng cho hay, 6 chương trình/dự án được đề xuất trong khuôn khổ hợp tác ba bên có tính khả thi cao và nhiều trong số đó đã được TP.Đà Nẵng triển khai một bước; đồng thời, việc triển khai thực hiện nghiên cứu tiếp theo trong năm 2016.
Về việc phát triển đô thị Đà Nẵng với mật độ dân cư nhiều hơn, vào ngày 8.3, trong chuyến làm việc tại Đà Nẵng, Phó thủ tướng cho rằng Đà Nẵng không thể cứ mãi chỉ có khoảng 1 triệu dân. Muốn có hệ số thương mại và kích cầu tiêu thụ sản phẩm thì ít nhất dân số địa phương phải là 3 triệu người.
Theo Phó thủ tướng, khi tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, có 99% doanh nghiệp Nhà nước thuộc về Đà Nẵng, còn Quảng Nam chỉ là 1%. Nhưng hiện nay, tổng thu ngân sách của Quảng Nam đã vượt Đà Nẵng. Vì vậy, lãnh đạo TP phải thấy được sự tụt hậu này để có những quyết sách mới, phù hợp hơn.

Lê Đình Dũng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đà Nẵng hợp tác với Nhật Bản xây dựng thành phố 2 triệu dân