Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 còn ghi nhận các tỉnh thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng đã có nhiều nỗ lực cải cách ấn tượng, thu hẹp thêm khoảng cách giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất.

Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

tuyetnhung | 14/03/2017, 10:05

Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 còn ghi nhận các tỉnh thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng đã có nhiều nỗ lực cải cách ấn tượng, thu hẹp thêm khoảng cách giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sáng 14.3 đã chính thức công bố Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016.

Khoảng cách đã được thu hẹp

Theo đó, thành phố Đà Nẵng có năm thứ 4 liên tiếp đứngđầu Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnhvới số điểm 70 và đây là lần thứ7 thành phố này dẫn đầu cả nước về PCI.

Quảng Ninh đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng PCI với điểm số 65,6- thứ hạng cao nhất từ trước đến nay của tỉnh này. Kế tiếp vị trí thứ 3 là Đồng Tháp với 64,96 điểm. Tiếp theo là Bình Dương (63,57 điểm) và Vĩnh Long (62,76 điểm) và Lào Cai (63,49 điểm).

Các tỉnh nhưThái Nguyên, TP.HCM, Vĩnh Phúc, Quảng Nam cũng nhận được nhiều đánh giátích cực của các doanh nghiệp dân doanh về các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh.

Cũng theo VCCI, Bảng xếp hạng PCI 2016 cònghi nhận các tỉnh thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng đã có nhiều nỗ lực cải cách ấn tượng. Khoảng cách giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất được thu hẹp chỉ còn 17 điểm, mức thấp kỷ lục trong vòng 12 năm qua.

Bên cạnh đó là xu hướng cải thiện điểm số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Hà Nội lần đầu tiên sau nhiều năm vượt ngưỡng 60 điểmvới vị trí 14/63 tỉnhthành, thuộcnhóm có chất lượng điều hành tốt.

Quy mô vốn doanh nghiệp tăng

Không chỉ cho ra kết quả về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, kết quả điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 còn phản ánh những dấu hiệu khởi sắc đối với các doanh nghiệp dân doanh trong cả nước.

Khảo sát trong năm vừa qua cho thấy, 65% doanh nghiệp hoạt động có lãi, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Lần đầu tiên trong vòng 12 năm qua, quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp đã tăng lên mức cao nhất với bình quân 18,1 tỉ đồng, gấp đôi so với năm 2006 với 7,5 tỉ đồng.

Tỉlệ doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động cũng tăng từ 12% năm 2015 lên 13% năm 2016. Các doanh nghiệp tiếp tục lạc quan về triển vọng kinh doanh với 48% doanh nghiệp dự kiến sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong vòng 2 năm tới.

Giảm bớt tham nhũng vặt

Điều tra của VCCI trong 1.550 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2016 cũng cho thấy dấu hiệu tích cực tương tự.

Khoảng 11% doanh nghiệp FDI cho biết đã tăng vốn đầu tư, 63% doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động mới, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Trong đó, có hơn một nửa số doanh nghiệp FDI có ý định tăng quy mô hoạt động tại Việt Nam, mức cao nhất kể từ năm 2010. Các danh nghiệp FDI cũng đánh giá chi phí gia nhập thị trường và tham nhũng vặt đã giảm bớt.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại về môi trường kinh doanh bình đẳng và việc tiếp nhận thông tin về tài liệu ngân sách, kế hoạch, quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn. Các thủ tục hành chính hậu đăng ký tại Việt Nam cần được đơn giản hóa nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí thủ tục cho doanh nghiệp.

"Nhìn chung, chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố Việt Nam tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện. So với năm 2015, những chuyển biến tích cực có thể được nhìn thấy ở các lĩnh vực có tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh, chi phí không chính thức, đào tạo lao động, cạnh tranh bình đẳng và đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, gánh nặng khi thực hiện thủ tục hành chính,tiếp cận đất đai chưa thuận lợi và môi trường pháp lý chưa an toàn, vẫn là một trở ngại chính với nhiều doanh nghiệp trong nước", trích báo cáo của VCCI.

PCI do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của USAID, bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2005

PCI là bộ chỉ số bao gồm nhiều chỉ số thành phần như: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương, môi trường cạnh tranh bình đẳng và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.

Báo cáo PCI 2016 dựa trên thông tin phản hồi của 11.600 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và gần 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh