Nói về chuyện đại gia chân đất chơi ngông thì về miền Tây chắc có lẽ nghe cả ngày cũng không hết chuyện. Nhưng thời buổi làm ăn khó khăn, đồng tiền đổi bằng mồ hôi, xương máu, các đại gia chân đất lầm lũi đi lên từ gian khó đã tự bảo với nhau: “Chơi ngông hả, xưa rồi Diễm”…
Nói là “giai thoại” cũng chưa hẳn đúng, bởi chuyện là có thật 100%. Nhưng với độ nổi tiếng và ly kỳ của câu chuyện “tứ đại gia nổi hứng sắm xe hơi” thì quả thật ai nghe cũng tưởng đó chỉ là giai thoại.
Cách đây vài năm, tại xứ tận cùng của Tổ quốc, nông dân đổ xô nhau phá lúa nuôi tôm. Không ít người lâm vào cảnh bần cùng vì con tôm, nhưng cũng không ít nông dân chân lấm tay bùn phút chốc vụt lên thành đại gia.
Vốn nếp phóng khoáng, không câu nệ hình thức, đại gia chân đất ở vùng này cũng xắn quần ống thấp, ống cao, cũng áo xống sờn vai bạc thếch… cũng la cà chiếu nát nhậu nhẹt cùng nhau. Bốn đại gia được mệnh danh là “vua tôm” ở Cà Mau cũng y như thế.
Vậy là trong cơn ngà ngà say, bốn đại gia mới bàn đến chuyện cái xe hơi nó mắc thế nào? Cự cãi một hồi không ngã ngũ, máu ngông nổi lên, bốn lão nông đùng đùng đón xe đò lên Cần Thơ, quyết phen này phải sắm xe hơi cho... bõ tức. Thế là đi.
Lên tới Cần Thơ, bốn đại gia liền hỏi thăm xem salon xe hơi nào lớn nhất xứ Tây Đô này và xăm xăm đi đến. Cũng bởi quần cộc, áo sờn mà bốn vị đại gia bị nhân viên thờ ơ và có phần coi rẻ. Tức khí, một trong 4 vị chỉ đại chiếc xe gần đó hỏi: “Chiếc này bao nhiêu đây con?”. Nhân viên trả lời bâng quơ: “Tỉ tư!”.
Chuyện xảy ra đã 2 năm và nức tiếng đến tận bây giờ chưa ngớt. Ông Trần Quang Hải, 52 tuổi, ngụ Long Tuyền, quận Bình Thủy, Cần Thơ vừa kể xong câu chuyện lại liền cười xòa nói với chúng tôi: “Chuyện thật 100% đó bây, không tin, chú dắt tới salon đó mà hỏi. Báo chí người ta cũng viết tùm lum rồi. Mà nói thiệt, người ta có tiền, thích làm gì thì làm thôi. Có điều xứ nuôi tôm, đi đường sông đường đất, mua xe chi rồi về trùm mền để đó”…
Một đồn mười, mười đồn thành trăm, cứ thế, câu chuyện tứ đại gia lên Tây Đô sắm xe hơi cho bõ ghét trở thành giai thoại của xứ nổi tiếng phóng khoáng này.
Hết hứng chơi ngông
Nói về chuyện đại gia chân đất chơi ngông thì về miền Tây chắc có lẽ nghe cả ngày cũng không hết chuyện. Nhưng thời buổi làm ăn khó khăn, đồng tiền đổi bằng mồ hôi, xương máu, các đại gia chân đất lầm lũi đi lên từ gian khó đã tự bảo với nhau: “Chơi ngông hả, xưa rồi Diễm”.
Tìm đến thành phố Bạc Liêu, hỏi về “vua tôm” Sáu Ngoãn thì không ai không biết. Tại thành phố Bạc Liêu, ông Sáu Ngoãn có uy tín với giới nông dân và cả cơ quan chức năng cũng bởi những thành tựu nổi bật về kỹ thuật nuôi tôm sạch của mình.
Ngôi nhà giản dị của "vua tôm" Sáu Ngoãn |
Ông Ngoãn liền bật cười sảng khoái: “Trời đất, nhà nào nữa đâu. Có cái nhà nhỏ xíu vầy mà thím Sáu tụi bây còn than sao trống huơ trống hoắc, buồn chết cha. Với lại, nhà có bị sao đâu mà xây mới làm gì”.
Tiếp chúng tôi trong bộ đồ lao động bình thường, ông Sáu Ngoãn từ chối kể về thành tích của mình, ông nói: “Thành tích của tao người ta viết nhiều rồi bây ơi. Giờ cái máu của tao là làm sao phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm sạch cho bà con mình cùng biết, cùng làm giàu. Tao nhớ hoài, hồi ông Võ Văn Kiệt (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) về thăm ao tôm của tao, ổng coi xong gật gù rồi dặn: “Giỏi một mình, chưa phải là giỏi đâu nha Ngoãn”. Tao nghe mà thấm đến tận bây giờ”.
Ông Sáu Ngoãn say sưa hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sạch |
Nông dân Võ Hồng Ngoãn đã được không ít bằng khen của chủ tịch nước, bằng công nhận của các cơ quan khoa học vì những phát kiến trong lĩnh vực nuôi tôm. Và cho đến tận bây giờ, khi đã trở thành tỉ phú, “vua tôm” của xứ cơ cầu Bạc Liêu vẫn đi “xe cùi”, vận đồ lao động, ở nhà cũ vì “tao sống vậy quen rồi”.
Sở hữu vài chiếc tàu đánh cá xa bờ, cộng với cơ ngơi khang trang rộng hàng trăm mét vuông, cơ sở nuôi chim yến hàng chục tỉ đồng… nhưng nhìn ông Huế “bụng” không ai nghĩ đó là người đang có khối tài sản “khủng”. Bởi ông vẫn thích vận bà ba, đi dép mòn vẹt gót. Và niềm tự hào của ông Huế, không phải là sự giàu có mà chính từ những đứa con thành tài.
Ông Huế thiệt thà khoe: “Con trai đầu tui đang quản lý đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ, đứa kế là giáo sư tiến sĩ, trưởng khoa ngoại của bệnh viện ở trên Sài Gòn đó. Mấy đứa khác ở nhà làm ăn với tui, mà tụi nó hiếu thảo lắm à nha”.
Đã vậy, dân xứ này còn nể ông Huế bởi tính hay giúp người, hầu hết những người khó khăn tại Sông Đốc đều đã từng nhận sự giúp đỡ của đại gia Huế “bụng”.
Miền Tây còn rất nhiều vị đại gia chân đất đi lên từ gian khó, nhưng thưa rồi cái chuyện chơi ngông, bởi như ông Sáu Ngoãn nói: “Mấy người mà tự nhiên giàu lên người ta mới không biết quý đồng tiền, chứ nông dân tụi chú, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đồng tiền kiếm ra đổ mồ hôi xương máu phải biết quý, biết sẻ chia chứ để chơi ngông người ta cười cho”…
Hồ Bá Nguyễn