Tổ chức Động vật châu Á sẽ tài trợ một khoản tiền 65.000USD nhằm hỗ trợ việc triển khai phát triển mô hình du lịch thân thiện không cưỡi voi tại Đắk Lắk. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm, kể từ tháng 7.2018 tới tháng 6.2023.

Đắk Lắk dừng cho du khách cưỡi voi để bảo vệ động vật

14/07/2018, 06:16

Tổ chức Động vật châu Á sẽ tài trợ một khoản tiền 65.000USD nhằm hỗ trợ việc triển khai phát triển mô hình du lịch thân thiện không cưỡi voi tại Đắk Lắk. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm, kể từ tháng 7.2018 tới tháng 6.2023.

Tương lai sẽ không còn mô hình du lịch cưỡi voi tại Đắk Lắk - Ảnh: SGGP

Chiều nay 13.7, Tổ chức Động vật châu Á đã ký kết với Vườn Quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk về việc hai bên cùng thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển đổi mô hình du lịch sử dụng voi tại Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Theo đó, Tổ chức Động vật Châu Á cam kết sẽ hỗ trợ Vườn Quốc gia Yok Đôn chuyển đổi từ mô hình du lịch “cưỡi voi” thông thường sang mô hình du lịch thân thiện với voi như: tìm hiểu vẻ đẹp, đặc tính, hành vi tự nhiên của voi... nhằm giảm tối đa các hoạt động tương tác, tiếp xúc trực tiếp với voi; không sử dụng voi trong các hoạt động lễ hội; nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên; nâng cao phúc lợi cho voi…

Tổ chức Động vật Châu Á cam kết tài trợ một khoản tiền tổng trị giá tối đa 65.000 USD, thời gian triển khai dự án từ tháng 7-2018 đến 7-2023. Ngoài đầu tư trực tiếp chuyển đổi mô hình, Tổ chức Động vật Châu Á cũng cam kết cử cán bộ, chuyên gia hỗ trợ Vườn Quốc gia Yok Đôn xây dựng, duy trì hiệu quả mô hình du lịch thân thiện với voi; quảng bá mô hình du lịch mới về voi tại Vườn Quốc gia Yok Đôn đến cộng đồng quốc tế…

Theo ông Phạm Tuấn Linh, Phó Giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Yok Đôn, hiện vườn đang quản lý 3 cá thể voi nhà trong tuần tra và phát triển du lịch sinh thái. Cách đây 3 năm, Vườn đã chuyển dần hình thức du lịch thông thường (cưỡi voi) sang các hình thức du lịch thân thiện hơn với voi. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Động vật Châu Á, mô hình du lịch mới với voi sẽ góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng voi làm du lịch nói riêng và bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên nói chung; quảng bá mô hình du lịch mới đến du khách trong nước và quốc tế.

theo báo Daklak

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đắk Lắk dừng cho du khách cưỡi voi để bảo vệ động vật