Công ty Trung Quốc xây đập Kamchay ở tỉnh Kampot đã vi phạm quy định về đánh giá tác động môi trường. Trong khi đó, người dân tỉnh Kratie đang lo ngại dự án xây đập Sambo lớn nhất Campuchia cũng do công ty Trung Quốc xây dựng.

Dân Campuchia lo sốt vó vì đập thủy điện Trung Quốc xây

Gia Khang | 12/10/2016, 06:27

Công ty Trung Quốc xây đập Kamchay ở tỉnh Kampot đã vi phạm quy định về đánh giá tác động môi trường. Trong khi đó, người dân tỉnh Kratie đang lo ngại dự án xây đập Sambo lớn nhất Campuchia cũng do công ty Trung Quốc xây dựng.

Các nhà khoa học ở Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi tại London (Anh) đã nghiên cứu dự án đập Kamchay ở tỉnh Kampot (Campuchia) do Công ty Trung Quốc Sinohydro xây dựng.Theo báo Phnom Penh Post ngày 26.9, kết quả nghiên cứu cho thấy các ngành công nghiệp liên quan đến người dân địa phương như du lịch, khai tháctre nứa đãbị đập Kamchay gây thiệt hại nặng nề.

Bảy tháng sau khi xây đập mới có đánh giá tác động môi trường

Báo cáo nghiên cứu ghi nhận: "Dân làng cho biết từ khi có đập, họ chỉ thu hoạch được một ít tre. Rừng tre trước đây đã bị ngập cònkhu vực khai thác tre mới lại ở xa và khó đi lại. Cách duy nhất chuyển đổi sinh kế của người dânlà đilàm công nhân xây dựng. Trong khi đó, thu nhập của họ không đủ đáp ứng nhu cầu gia đình”.

Nhà nghiên cứu Guiseppina Siciliano, tác giả chính của công trình nghiên cứu nêu trên, ghi nhận khi thực hiện các hợp đồng xây đập kiểu BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) vốn được ưa chuộng ở Campuchia thì địa phươngkhông có giám sát nên công ty nước ngoài thường bỏ qua luật bảo vệ môi trường. Với loại hợp đồng này, rất khó quy cho ai chịu trách nhiệm.

Guiseppina Siciliano giải thích để bảo vệ môi trường, các nước như Ghana đãthuê các công ty nước ngoài thực hiện các dự án thủy điện bằng hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC).Với loại hợp đồng này, chính quyền địa phương có thể giám sát chặt chẽ hơn và các quy chuẩn quốc tế đều được tôn trọng triệt để.

Ví dụ trong dự án xây đập Kamchay, Công ty Sinohydro đã vi phạm quy định về đánh giá tác động môi trường vì 7 tháng sau khi hoàn thánh dự án công ty mới công bố bảngđánh giá tác động môi trường.

Nhà hoạt độngMory Sar ở tổ chức Cambodian Youth Network (tổ chức chuyên tuyên truyền cho thanh niên về tác động của đập thủy điện) ghi nhận: “Họ không công khai bảngđánh giá tác động môi trường cho cộng đồng địa phương… Quy trình tham vấn cũngkhông công khai và tiếng nói người dân không được lắng nghe”.

ĐậpKamchay ở tỉnh Kampot - Ảnh:Cambodia Daily

Đập Sambo – nỗi lo của ngườidân dọcsông Mekong

Trong khi đó tại tỉnh Kratie, báo Khmer Times đưa tin trước các mối quan tâm về thiệt hại môi trường do dự án xây dựngđập thủy điện Sambo có thể gây ra, nhiều nhóm thanh niên và các nhà hoạt động môi trường đã yêu cầu chính phủ Campuchia công bố tài liệu liên quan đến công trình này.

Ông Hun Vannak, lãnh đạo nhóm Thanh niên Bảo vệ xã hội và môi trường (SEPY) cho rằng nếu con đập này được xây dựng thì đây sẽ là con đập lớn nhất của Campuchia và đậpcó thể gây nguy hiểm cho loài cá heo sông Mekong cũng như ảnh hưởng đến nơi cư trú của khoảng 2.000 cư dân địa phương.

Ông giải thích: “Nếu chính phủ phê duyệt dự án này, chúng tôi sẽ yêu cầu nghiên cứu rõ ràng hơn. Tuy nhiên hiện nay, chúng tôi chỉ muốn biết liệu dự án này có được xây dựng khôngbởi nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều cư dân cũng như khu vực Kampi là nơi sinh sống của loài cá heo Mekong”.

Ông Hun Vannakcho rằng đập Sambo do công ty Trung Quốc xây dựng sẽ tác động đến 70.000 ha đất thuộc huyện Sambo cũng như gây ảnh hưởng lớn đến con người và động vật tại đây.

Dự tính ban đầu đập thủy điện có thể cung cấp 2.600 megawatt điện. Tuy nhiên, dongười dân phải di dời có nghĩa là các bộ phải công bố dữ liệu về đập thủy điện để các cộng đồng địa phươngchuẩn bị kế hoạch phù hợp.

Trong bảng kiến nghị, nhóm SEPY đã yêu cầu chính phủ cung cấp thông tin cụ thể về dự án, bao gồm thông tin về thời gian bắt đầu xây dựngvà cáctác động đến cư dân địa phương. Ngay cả chính quyền địa phương tại các vùng gần đó cũng mong muốn được biết các tác động tiềm ẩn của đập thủy điện Sambo.

Ông Vannak cho hay kiến nghị gửi đến Bộ Mỏ và Năng lượng cùng Bộ Môi trường Campuchia với chữ ký của các thành viên SEPY, Liên đoàn sinh viên Khmer và tổ chức môi trường phi chính phủ Mother Nature đã được chỉnh sửa do một số sai sót và đã được gửi lại vào ngày 26.9.

Khu vực Kampi là nơi sinh sống của loài cá heo Mekong - Ảnh:WWF

Nhà hoạt động môi trường Chum Huot đã thẳng thắn kêu gọi bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng cùng bộ trưởng Bộ Môi trường dừng kế hoạch xây dựng đập Sambo.

Ông nói: “Chúng tôi lo ngại là vì đã có nhiều đập thủy điện được xây dọc sông Mekong như đập Don Sahong của Lào và bây giờ chính phủ lại lên kế hoạch xây đập Sambo. Điều này khiến các cư dân sống dọc sông Mekong đối mặt với mối nguy hiểm nghiêm trọng trong hoạt động thường ngày. Số lượng cá tại đây cũngsẽ ngày càng giảm”.

Người phát ngôn của Bộ Mỏ và Năng lượng Meng Saktheara xác nhận đã nhận được kiến nghị.Ông cho biết: “Nhìn chung, kiến nghị mà nhóm sinh viên gửi đến để yêu cầu bộ trưởng cung cấp kế hoạch dự án cụ thể là yêu cầu hợp lý bởi các kế hoạch và hoạt động nghiên cứu môi trường là thông tin công khai, chúng tôi không thể giấu và cần giải thích về dự án cho các bạn trẻ”.

Gia Khang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Campuchia lo sốt vó vì đập thủy điện Trung Quốc xây