Không chỉ ở một vài trường hợp, mà việc sử dụng trái phép tranh của các họa sĩ để thu lợi đang trở nên phổ biến.

Đạo tranh đưa vào áo dài: Thêm nhiều họa sĩ là nạn nhân lên tiếng

TIỂU VŨ | 07/05/2019, 15:53

Không chỉ ở một vài trường hợp, mà việc sử dụng trái phép tranh của các họa sĩ để thu lợi đang trở nên phổ biến.

Ngày 3.5 báo điện tử Một Thế Giới có bài “Họa sĩ bức xúc vì bị đạo tranh đưa vào áo dài để chào bán” phản ảnh bức xúc của họa sĩ Bùi Trọng Dư (Hà Nội) về việc tranh của ông bị một số công ty ngang nhiên sử dụng trái phépđể thu lợi. Vụ việc sử dụng sản phẩm trí tuệ của người khácnhằm vào mục đích kinh doanh nhưng không xin phép hoặc trả tiền tác quyền cho các họa sĩgây bức xúc trong dư luận và đặc biệt "nạn nhân" là các họa sĩ.

Nhữngmẫu áo dài sử dụng tranh của các họa sĩ một cách trái phép đang được rao bán tràn lan- Ảnh: NVCC

Như Một Thế Giới phản ảnh,họa sĩ Bùi Trọng Dư phát hiện ra bức tranh sơn mài Ao sencủa mình vẽ năm 2011bị Công ty vải in Lan Anh lấy làm nền áo, rồi cắt tranh cô gái của họa sĩ khác vào chồng lên, tự gọi đó “mẫu tự thiết kế” sau đó chào bán quảng cáo công khai trên web và mạng xã hội.

Tương tự, Công ty Lotus House cũng sử dụng tranh của ông Dưđưa lên áo dài mà không hề xin phép cũng như trả tiền tác quyền. Trước đó vào tháng 9.2016, bức ao Ao sencũngbị BTC cuộc thiGiọng hát Việt nhísử dụng làm phông sân khấu.Chỉ sau khi họa sĩlên tiếng thì người đại diệnGiọng hát Việt nhímới chịu xin lỗi và bồi thường tiền bản quyền.

Áo dài của Công ty Lotus House (TP.HCM) sử dụng trái phép hình ảnh tranh Ao sen của họa sĩ Bùi Trọng Dư - Ảnh: T.V

Việc vi phạm bản quyền tác phẩm mỹ thuật không chỉ riêng lẻ ở trường hợp của họa sĩ Bùi Trọng Dư, sau khi báo Một Thế Giới có bài phản ảnh, đến thời điểm hiện tại (ngày 7.5) danh sách các họa sĩ bị vi phạm bản quyền tiếp tục nối dài lên đến 7 người gồm cáchọa sĩ: Bùi Trọng Dư (Hà Nội), Lâm Đức Mạnh (Hà Nội), Ngụy Đình Hà (Hà Nội), Nguyễn Thu Huyền (Hà Nội), Nguyễn Đăng Sơn (Huế), Lê Phan Quốc (Huế), Phan Linh Bảo Hạnh (Bình Dương). Thế nhưng đây chỉ là số ít họa sĩ lên tiếng khi phát hiện tranh của mình bị vi phạm, trên thực tế có hàng loạt vụ xâm phạm bản quyền mà các họa sĩ không phát hiện ra hoặc phát hiện nhưng “không làm gì được nhau” nên đành ngậm đắng...

Áo dài của Công ty Nam Phát sử dụng trái phép tranh của họa sĩ Phan Linh Bảo Hạnh - Ảnh: NVCC - T.V/ghép

Với tư cách là nạn nhân của các vụ đạo tranh, họa sĩ Bùi Trọng Dư cho biết ông sẽ đấu tranh tới cùng để bảo vệ tác phẩm của mình. Tuy nhiên việc đấu tranh riêng lẻ sẽ không mang lại hiệu quả cao, có thể ông sẽ được xin lỗi bồi thường, nhưng họ lại vi phạm tranh của của người khác, vì thế ông kêu gọi các họa sĩ là nạn nhân nên mạnh mẽ lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình.

Họa sĩ Bùi Trọng Dư cho biết ông đang đại diện nhóm các họa sĩ có tranh bị xâm phạm bản quyền đang làm việc với các đơn vị áo dài đã sử dụng tranh trái phép của các họa sĩ. Nếu vụ việc không được giải quyết thỏa đáng ông sẽ đưa ra nhờ pháp luật xử lý.

Áo dài Phương Mai sử dụng trái phép tranh của họa sĩ Lâm Đức Mạnh - Ảnh: NVCC - T.V/ghép

Họa sĩ Bùi Trọng Dư cũng cho rằng xử lý vi phạm bản quyền cần được xử lý từ gốc. Anh củahọa sĩ Nguyễn Thu Huyền – một nạn nhân của các vụ sử dụng tranh trái phép bức xúc nói “Tôi nghĩ bên cạnh việc nhận lỗi, các đơn vị vi phạm phải có trách nhiệm thu hồi toàn bộ các sản phẩm có sử dụng tranh của các họa sĩ, việc này có thể sẽ phải nhờ tới sự can thiệp của pháp luật. Nếu không có sự thiện ý và nhận lỗi, việc kiện tụng hoàn toàn có thể xảy ra”.

Nhận định về vụ việc,luật sư Lê Quang Vy - chuyên giatư vấn vềdịch vụ quyền sở hữu trí tuệvàtranh tụng dân sự(Đoàn luật sư TP.HCM) nói: "Theo Luật Sở hữu trí tuệ, mọi hành vi sao chép không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đều là hành vi xâm phạm bản quyền (trừ trường hợp sao chép để sử dụng cho mục đích học tập, hay nghiên cứu của riêng mình). Chủ sở hữu được khởi kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại, ngoài ra nếu hành vi xâm phạm quyền tác giả có quy mô thương mại đều có thể bị xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vậy khi chủ sở hữu quyền tác giả phát hiện hành vi xâm phạm bản quyền của mình thì có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có)."

Tranh Ao sen của họa sĩ Bùi Trọng Dư bị đưa vào áo dài - Ảnh: NVCC - T.V/ghép

Hiện tại ngoài việc lên phương án nhờ pháp luật can thiệp, nhóm các họa sĩ bị xâm phạm bản quyền đã chủ động liên hệ với báo đài truyền thông và sử dụng mạng xã hội để kêu gọi mọi người cùng lên án việc xâm phạm bản quyền tranh.

Điêu khắc gia Thái Nhật Minh cho rằngviệc vi phạm tác quyền tranh ngày càng phổ biến như hiện nay là do chế tài chưa đủ mạnh. “Nếu như các cơ chế không ghi nhận, bảo vệ và tôn vinh các sáng tạo, thì tình trạng vi phạm tác quyền không thể tránh được. Nên hết lần này đến lần khác người sáng tạo chỉ biết ca thán, than thở. Tình trạng này cũng khá phổ biến ở các tác phẩm trí tuệ nói chung”.

Tiểu Vũ

TIN BÀI LIÊN QUAN:

“Họa sĩ bức xúc vì bị đạo tranh đưa vào áo dài để chào bán”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đạo tranh đưa vào áo dài: Thêm nhiều họa sĩ là nạn nhân lên tiếng