Mỗi khi bạn tức giận, người thân hay bạn bè thường đưa ra lời khuyên: "Đơn giản thôi, tìm thứ gì đó để trút giận là mọi chuyện được giải quyết mà!"... Tuy nhiên, việc xả cơn giận không đúng cách sẽ gây ra hiệu ứng trái ngược với mong đợi.

Đập phá có thực sự làm nguôi cơn nóng giận?

La Hường | 02/05/2018, 13:08

Mỗi khi bạn tức giận, người thân hay bạn bè thường đưa ra lời khuyên: "Đơn giản thôi, tìm thứ gì đó để trút giận là mọi chuyện được giải quyết mà!"... Tuy nhiên, việc xả cơn giận không đúng cách sẽ gây ra hiệu ứng trái ngược với mong đợi.

Theo nhà nghiên cứu hàng đầu về cảm xúc Paul Ekman, tức giận là một trong bảy cảm xúc phổ biến thông thường đối với mọi giới tính, lứa tuổi ở hầu hết các nền văn hóa. Ông cho biết, tức giận có thể đến vì cảm thấy một điều gì đó can thiệp vào việc đạt được mục tiêu đã định của chúng ta, hoặc khi chúng ta trải nghiệm, cảm nhận một sự việc đang đe dọa bản thân mình về thể chất hoặc về tâm lý.

Cơn tức giận thường xuất hiện rất nhanh (có thể coi như “nóng tính”), nó khiến ta dồn sự chú ý vào các mối đe dọa, và nó hiển lộ rõ trong cơ thể chúng ta, thông thường bắt đầu trong vùng lõm thượng vị dạ dày, rồi bốc lên đến mặt và là nguyên nhân khiến chúng ta phải nhăn nhó và nắm chặt nắm đấm của mình. Khi sự sân hận trào dâng, nó được thể hiện về mặt thể chất bằng tiếng thét, đấm hoặc đá.

Tuy nhiên, việc xả cơn giận không đúng cách sẽ gây ra hiệu ứng trái ngược với mong đợi. Chẳng hạn, nếu đập phá đồ đạc, bạn sẽ không cảm thấy khá hơn mà trái lại cơn giận cứ lớn dần thêm.

Nhận định trên được phần đông giới khoa học ủng hộ và kiểm chứng. Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng, con người có xu hướng lặp lại những hành động mà họ nghĩ là tốt bất chấp bản chất của chúng.

Vì vậy, nếu tin rằng việc đập phá giúp xả stress, bạn sẽ dễ lặp đi lặp lại việc làm ấy một cách thường xuyên hơn. Và trong thực tế, đó là điều vô cùng tai hại. Chưa kể,tức giận thường gây tổn hại đến các mối quan hệ và làm người nổi giận cảm thấy cô lập.

Việc đập phá mọi thứ đồng nghĩa với bạn đang làm hỏng đồ đạc của mình, trong khi vấn đề gây nên tức giận lại chưa được giải quyết. Đó là lý do khiến cho bạn không thể thấy nguôi giận, ngược lại còn cảm thấy khó chịu hơn.

Vì vậy, bản chất sự tức giận không phải là vấn đề, vấn đề là cách chúng ta kiểm soát và thể hiện nó ra sao.

Lời khuyên được các chuyên gia tâm lý đưa ra, đó là hãyhít thở thật sâu ngay khi cảm thấy tức giận. Hành động này chỉ tiêu tốn 5 - 10 giây nhưng có tác dụng lớn trong việc kiềm chế cảm xúc, nhất là sự tức giận của bản thân.

Sau đó, bạn hoàn toàn có thể tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp những vấn đề đang gặp phải.

Quỳnh Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đập phá có thực sự làm nguôi cơn nóng giận?