Xuất khẩu dệt may của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua nhưng liệu các con số thống kê có phản ánh đúng tình trang của ngành này, nhất là chuyên ngành thời trang Việt?

Đâu là những yếu kém của thời trang Việt?

Một Thế Giới | 15/09/2015, 16:56

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua nhưng liệu các con số thống kê có phản ánh đúng tình trang của ngành này, nhất là chuyên ngành thời trang Việt?

Cần phân biệt công nghiệp dệt và may 
Tại Việt Nam người ta thường gộp dệt và may chung với nhau nhưng thực chất hai ngành này khác nhau cơ bản về tính chất dù nằm chung trong chuỗi giá trị của công nghiệp thời trang.
Công nghiệp dệt chủ yếu dựa vào đầu tư vốn và công nghệ. Điều này thì Trung Quốc và rất nhiều nước khác trên thế giới đã đi trước Việt Nam và chiếm ưu thế về chất lượng và giá cả. 
Công nghiệp may là khâu chiếm tỷ lệ giá trị gia tăng thấp nhất trong công nghiệp thời trang. Nó chủ yếu tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ, chẳng hạn các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh... đang có lợi thế cạnh tranh này. 
Chính vì mải chạy theo số lượng xuất khẩu, Việt Nam đã vô tình để ngành dệt tụt hậu khá xa so với nước láng giềng là Trung Quốc. 
thoi trang Viet
Dệt may là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Theo bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngành này dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng vẫn khá khiêm tốn. Nguyên do là ngành phải nhập quá nhiều nguyên phụ liệu cho sản xuất trong khi chỉ chủ động được 1% nhu cầu bông, 20,2% nhu cầu vải. Riêng với nguyên liệu sợi, ngành dệt may có năng lực sản xuất 6 triệu cọc sợi mỗi năm nhưng do chất lượng không đạt yêu cầu nên chỉ 30% sản lượng sợi được sử dụng cho sản xuất. Cùng với đó, ngành dệt may Việt Nam chỉ tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu một cách bị động, sản xuất gia công là chủ yếu, thiếu đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công dệt may cũng rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. 

Có thể thấy, ngành dệt may Việt Nam đang tồn tại một khoảng cách lớn giữa giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng. Dưới áp lực của các hiệp định thương mại sắp được ký kết, ngành đang nỗ lực tìm mọi cách phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, thay đổi phương thức sản xuất. Đây cũng chính là giải pháp nâng cao chất lượng cho sản phẩm dệt may xuất khẩu. Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất, hướng dần tới những phương thức sản xuất hiện đại hơn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn”, theo Vinanet.


Nhung yeu kem cua thoi trang Viet-hinh-anh-1
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may mỗi tháng đều đạt trên 1 tỉ USD (Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Những yếu kém của thời trang Việt
Các hãng thời trang lớn trên thế giới như  Zara, H&M, Mango... đều có đội ngũ khảo sát, phân tích thị trường rất chuyên nghiệp. Họ lấy thông tin, thông số từ nhiều nguồn để nắm bắt được xu hướng thời trang của thị trường nội địa cũng như toàn cầu. Các show thời trang cũng chính là các định hướng xu hướng thời trang ngắn hạn của họ. 
Đơn cử trường hợp của H&M. Tập đoàn này có đội ngũ thiết kế hơn 200 người từ nhiều nơi trên thế giới tập hợp lại. Sản phẩm kể từ khâu thiết kế đến tung ra thị trường họ chỉ mất khoảng 2-3 tuần. H&M và Zara đưa chuỗi sản xuất của họ ra khắp thế giới bằng cách  outsource (sử dụng nguồn lực) bên ngoài để sản xuất nhiều chi tiết của sản phẩm và gộp lại hoàn chỉnh trong thời gian rất ngắn. Xu hướng thời trang nhanh (fast fashion) này đang làm rất nhiều hãng thời trang khác điêu đứng vì không thể cạnh tranh, kể cả các hãng thời trang danh tiếng của Mỹ. Nhìn lại thời trang Việt Nam, có thể thấy rõ rất yếu kém từ khâu khảo sát, thiết kế, đón đầu xu hướng lẫn quảng cáo, xây dựng thương hiệu. Ở phân khúc phổ thông này, thời trang Việt thua là điềudễ hiểu. 
Trong khi đó, ở phân khúc cao cấp tình hình có khả quan hơn. Các nhà thiết kế Việt Nam những năm gần đây khá có tiếng trên thế giới nhưng đáng buồn là thời trang Việt vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu cao cấp vì những lý do sau: 
Chất lượng sản xuất không đồng đều, không thể đáp ứng tiêu chuẩn cao của phân khúc này. 
Khả năng xây dựng hình ảnh, quảng cáo, vốn để thuê mặt bằng đều quá ít, khó chen chân vào thị trường cao cấp. 
Nguyên liệu cho phân khúc thời trang cao cấp phần lớn phải nhập vì ngành dệt, nhuộm trong nước không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe. 
Thời trang "made in Vietnam" màu sắc thường không bắt mắt bằng các sản phẩm cùng loại sản xuất ở nước khác. Công nghiệp nhuộm do thường gây tác động xấu đến môi trường nên chưa được phát triển, dù xuất khẩu hàng dệt may đang là mũi nhọn của nền kinh tế. 
Việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của công nghiệp nhuộm là điều rất khó cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt trong phân khúc thời trang cao cấp thì hầu như không đáp ứng nổi. Đối tác nước ngoài lâu nay không tin tưởng và giao cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công đoạn rất có giá trị cao này. 
Trong lĩnh vực thời trang, vấn đề của giày da Việt cũng tương tự dệt may. Nhuộm da, thuộc da theo công nghệ cũ khiến da không mềm mại như da của Ý, màu sắc không đẹp, không đáp ứng được xu hướng thời trang thế giới. Các nhà sản xuất ngành da giày Việt chậm thay đổi, không đón được xu hướng biến đổi quá nhanh… 
Sẽ rất khó khăn để có những sản phẩm thời trang Việt sánh vai với thời trang thế giới về màu sắc, kiểu dáng, chất lượng chứ không phải về giá. Chỉ khi chúng ta đặc biệt quan tâm đến những điều trên thì may ra thời trang Việt mới phát triển và gia tăng về giá trị. 
Phan Cao
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đâu là những yếu kém của thời trang Việt?