Bộ Công Thương đã đẩy mạnh thực hiện việc áp dụng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ để thuận lợi hóa cho doanh nghiệp.

Đẩy mạnh áp dụng Chính phủ điện tử tại các bộ ngành, địa phương

15/02/2020, 14:19

Bộ Công Thương đã đẩy mạnh thực hiện việc áp dụng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ để thuận lợi hóa cho doanh nghiệp.

Ảnh: Internet

Cụ thể, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (diễn ra ngày 12.2 tại Hà Nội), theo Bộ Công Thương, đến thời điểm này, tất cả 292 thủ tục hành chính cấp trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên. Trong đó có 166 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Tất cả các dịch vụ công trực tuyến này đang được triển khai tại Cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương.

Đến nay, đã có hơn 31.000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng Cổng dịch vụ công của Bộ. Trong năm 2019, Bộ Công Thương đã xử lý hơn 1.540.792 bộ hồ sơ điện tử qua các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Trong 2019, Bộ Công Thương cũng đã xử lý hơn 192.000 hồ sơ điện tử thông qua cơ chế một cửa quốc gia. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (cụ thể là Tổng cục Hải quan) kết nối thành công và đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 6 nước bao gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia.

Trong năm 2019, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 137.580 hồ sơ. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử với các nước, khối/cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ứng dụng CNTT thúc đẩy cải cách hành chính

Đối với các tỉnh thành, việc xây dựng Chính quyền điện tử lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm đã có những chuyển biến tích cực. Điển hình như tỉnh An Giang đã xác định ứng dụng CNTT là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính.

Để phát huy hiệu quả các phần mềm ứng dụng và tạo điều kiện thuận lợi trong kết nối liên thông hệ thống; các hệ thống ứng dụng nền tảng và các hệ thống phần mềm ứng dụng có tính chất, tính năng giống nhau tại nhiều cơ quan, đơn vị, An Giang đang triển khai với mô hình dùng chung, điển hình như hệ thống Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống phần mềm một cửa điện tử; phần mềm quản lý văn bản chỉ đạo điều hành...

Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh An Giang, với mô hình triển khai dùng chung, hệ thống đảm bảo tính liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai. Cụ thể, cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý hộ kinh doanh cá thể chia sẻ dữ liệu giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, phần mềm quản lý khám chữa bệnh giúp kiểm soát, khám bệnh lĩnh vực bảo hiểm y tế, phát hiện bệnh nhân còn thuốc hoặc đã khám bệnh ở cơ sở khám bệnh trước đó; kết nối, liên thông dữ liệu với Cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đạt tỷ lệ 100% (toàn quốc đạt 97,4%).). Tỷ lệ gửi hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng ngày đạt 95% (toàn quốc đạt 89,1%).

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
14 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đẩy mạnh áp dụng Chính phủ điện tử tại các bộ ngành, địa phương