ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho biết đại biểu quốc hội đang làm việc hệ trọng là thay mặt cử tri chất vấn thành viên Chính phủ, dựa trên cơ sở kiến thức, nhận thức, quan sát và thông tin của mỗi người.

ĐB Trương Trọng Nghĩa: Không nên lên gân, quy chụp đại biểu khi chất vấn

Trí Lâm | 31/10/2018, 15:38

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho biết đại biểu quốc hội đang làm việc hệ trọng là thay mặt cử tri chất vấn thành viên Chính phủ, dựa trên cơ sở kiến thức, nhận thức, quan sát và thông tin của mỗi người.

Sau ý kiến chất vấn của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) với Bộ trưởng Bộ GD - ĐT, đại biểuLê Thị Thanh Xuân (Đăk Lăk) cho biết bà luôn theo dõi những ý kiến của đại biểuPhạm Thị Minh Hiền đóng góp cho ngành giáo dục trong thời gian vừa qua.

Bà Xuân cũng bày tỏ sự đồng ý với đại biểu Hiền khi phản ánh về những hạn chế, tiêu cực gần đây của ngành giáo dục. Tuy nhiên, bà Xuân chưa đồng tình với cách đánh giá của đại biểu cho đó là nguồn năng lượng tiêu cực đối với xã hội.

Theo đại biểu Xuân, cần có những đánh giá những thành quả của ngành giáo dục, bên cạnh những hạn chế để có nhìn nhận khách quan và toàn diện.

“Không thể phủ nhận, cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn của nước ta không ngừng được nâng cao. Mặt bằng trình độ dân trí tăng lên, năng suất lao động được cải thiện và người Việt Nam có khả năng hội nhập tốt với thế giới”, bà Xuân nói.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng đang thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Khi đã đổi mới thì có bước tìm tòi, thử nghiệm nên đương nhiên có nhiều thiếu sót.

“Chính vì vậy, rất mong đại biểuMinh Hiền có những ý kiến, đóng góp mang tính xây dựng cho ngành giáo dục. Với cách phát biểu như trên của đại biểu tại nghị trường có thể tác động rất lớn đến dư luận xã hội có thêm cái nhìn bi quan, thiếu tích cực về ngành giáo dục. Hơn nữa, có thể làm tổn thương hàng triệu nhà giáo và tạo ra hoài nghi cho phụ huynh, học sinh và xã hội đối với nền giáo dục nước nhà”, bà Xuân nêu.

Trao đổi trở lại với ý kiến bà Xuân, đại biểuTrương Trọng Nghĩa cho biếttrong phiên làm việc hôm nay, đại biểu quốc hội đang làm việc hệ trọng là thay mặt cử tri chất vấn thành viên Chính phủ, dựa trên cơ sở kiến thức, nhận thức, quan sát và thông tin của mỗi người. Người trả lời là các vị Bộ trưởng và các vị này có đủ trình độ, năng lực, lực lượng, bộ máy và bản lĩnh để giải đáp chất vấn.

"Cử tri và các đại biểu muốn nghe Bộ trưởngtrả lời chất vấn dù mỗi người một cách khác nhau, chúng ta nên tôn trọng quyền này", ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, các đại biểu tranh luận lẫn nhau là chuyện bình thường, ví dụ như vụ Thuận Phong haydự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã qua 3 kỳ họp vẫn tranh luận, nhưng đề nghị không nên lên gân, quy chụp lẫn nhau.

"Phải xây dựng văn hoá nghị trường, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên hết và tôn trọng lẫn nhau. Các đại biểu có quyền tranh luận, không đồng ý với đại biểu này hay đại biểu kia vì chưa đúngnhưng không được quy chụp động cơ của đại biểu này hay đại biểu khác. Điều đó tạo không khí không lành mạnh, cản trở hoạt động dân chủ của Quốc hội", ông Nghĩa nêu.

Trước đó, chất vấn Bộ trưởng GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ, đại biểuPhạm Thị Minh Hiền nêu dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên mà Bộ đang cho lấy ý kiến rộng rãi, trong đó có quy định xử lý học sinh, sinh viên bán dâm, có nội dung gây phản cảm, thiếu cơ sở và đi ngược lại mục tiêu giáo dụclà truyền thụ nhân cách.

“Nhiều cử tri đã bày tỏ sự lo lắng nghi ngờ về năng lực, tâm lực, uy lực của bộ máy quản lý giáo dục hiện nay. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lý của mình về vấn đề này? Vai trò nêu gương của người đứng đầu ngành khi Bộ trưởng thường xuyên đưa ra quan điểm sửa sai, kiên quyết xử lý nghiêm, rút kinh nghiệm rồi lại tiếp tục sai. Giải pháp nào để giữ vững sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục hiện nay?”, bà Hiền nêu.

Không hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đại biểuHiền cho rằngbà không thấy Bộ trưởng nhận trách nhiệm mà lại chuyển lỗi cho một cá nhân khác. Chỉ khi Bộ trưởng nhận trách nhiệm của người đứng đầu, nhận thấy năng lực của bộ máy ngành thì mới lấy lại được sự tôn nghiêm của giáo dục.

“Mong Bộ trưởng nhìn thẳng vào thực tế, không tránh né, không tác động”, bà Hiền nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thi Kim Ngân nhắc lại lời phát biểu của bà Hiền và đề nghị Bộ trưởng GD - ĐT rút kinh nghiệm

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Không nên lên gân, quy chụp đại biểu khi chất vấn