Sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ Đa Mi, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) thẩm định và phê duyệt dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030.

Đề xuất dự án điện mặt trời nổi 1.500 tỉ vào Quy hoạch

tuyetnhung | 28/01/2017, 11:43

Sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ Đa Mi, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) thẩm định và phê duyệt dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030.

Với chủ trương ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, UBND tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận chủ trương cho Công ty CP thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi khảo sát, nghiên cứu và đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ Đa Mi thuộc địa bàn tỉnh.

Nhà máy điện mặt trời nổi này có quy mô công suất 47,5 MWP, dự kiến đưa vào vận hành năm 2019. Đây là dự án nguồn điện độc lập, chưa có tên trong danh mục nguồn điện của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030.

Do vậy, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) thẩm định và phê duyệt điều chỉnh bổ sung theo đúng quy định hiện hành.

Dự án điện mặt trời nổi nằm trên địa bàn xã La Ngâu, huyện Tánh Linh xã Đa Mi, La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Diện tích đất sử dụng cho dự án, gồm phần trên mặt hồ khoảng gần 57ha (lắp đặt panel mặt trời) và phần trên mặt đất khoảng gần 67ha (xây dựng trạm biến áp, inverter và đường dây tải điện...).

Với tổng mức đầu tư khoảng hơn 1.500 tỉ đồng, nhà máy dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2019. Điện năng sản xuất bình quân dự kiến hơn 69 triệu kWh/năm đầu tiên.

Vào ngày 18.3.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030.

Mục tiêu của quy hoạch là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm trong giai đoạn 2016 – 2030.

Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (không kể nguồn thủy điện lớn và vừa, thủy điện tích năng) đạt khoảng 7% năm 2020 và trên 10% năm 2030.

Đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi, đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng điện.

Tổng vốn đầu tư của phát triển nguồn và lưới điện (không tính các nguồn điện được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT) giai đoạn 2016 - 2030 khoảng 3.206.652 tỉ đồng (tương đương 148 tỉ USD), phân chia theo các giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 2016-2020 đầu tư khoảng 858.660 tỉ đồng (tương đương gần 40 tỉ USD, trung bình 7,9 tỉ USD/năm). Trong đó, 75% cho đầu tư phát triển nguồn điện; 25% cho đầu tư phát triển lưới điện.

Giai đoạn 2021 - 2030 đầu tư khoảng 2.347.989 tỉ đồng (tương đương 108 tỉ USD, trung bình hơn 10,8 tỉ USD/năm). Trong đó 74% cho đầu tư phát triển nguồn điện; 26% cho đầu tư phát triển lưới điện.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đấu thầu vàng miếng sáng nay, giá tham chiếu cao hơn phiên trước
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 25.4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng với giá tham chiếu 82,3 triệu đồng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất dự án điện mặt trời nổi 1.500 tỉ vào Quy hoạch