Gần đây, một số nhà khoa học đã công bố một bài báo trên tờ The New England Journal of Medicine, theo đó, nhân loại phải cảm ơn không chỉ bò mà cả ngựa vì nhờ chúng mà loài người được bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa.

Đề xuất thay thế thuật ngữ vắc-xin thành Equus

15/10/2017, 14:51

Gần đây, một số nhà khoa học đã công bố một bài báo trên tờ The New England Journal of Medicine, theo đó, nhân loại phải cảm ơn không chỉ bò mà cả ngựa vì nhờ chúng mà loài người được bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa.

Ảnh minh họa

Chúng ta đều biết thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái") và vị bác sĩ người Anh Edward Jenner được công nhận là người đầu tiên dùng vắc-xin để ngừa bệnh cho con người ngay từ khi khoa học còn chưa biết bản chất của các tác nhân gây bệnh.

Năm 1796, Edward Jenner đầu tiên đã cố tình gây nhiễm bệnh đậu mùa ở bò không hại với người cho một cậu bé 8 tuổi. Một tháng rưỡi sau, cậu bé đã được tiêm bệnh đậu mùa thật sự, nhưng cậu bé không bị lây. Edward Jenner đã tiến hành kiểm tra lại vài tháng sau và cả 5 năm sau đó. Kết quả đều là như nhau: Người đã trải qua bệnh đậu bò được bảo vệ khỏi bệnh với bệnh đậu mùa thật sự. Cuối cùng, vượt qua một số ý kiến kháng bác của dư luận, phương pháp của Edward Jenner đã trở thành phổ biến và các loại chế phẩm dùng cho bệnh nhân để bảo vệ chống lại bệnh, được gọi là vắc-xin, đã trở nên nổi tiếng, mà vắc-xin từ tiếng Latinh là Vacca có nghĩa là "bò cái".

Tuy nhiên, gần đây, một số nhà khoa học đã công bố một bài báo trên tờ The New England Journal of Medicine, mà theo đó, nhân loại phải cảm ơn không chỉ bò mà cả ngựa vì nhờ chúng mà loài người được bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa.

Các tác giả ghi nhận rằng kể từ những năm 1930, người ta biết rằng virus được sử dụng trong một loại vắc-xin khác với virus đậu mùa ở bò. Vì vậy, nó được gọi là một virus thí nghiệm từ một vật chủ vô danh. Năm 1965, Tổ chức y tế thế giới ( WHO) đã chuẩn hóa 4 chủng virus đã được sử dụng trong các chiến dịch thanh toán bệnh đậu mùa ở người, hoàn thành vào năm 1977.

Các tác giả của bài viết trên đã phân tích những mẫu vắc-xin xưa nhất còn lưu giữ. Có loại được công ty H.K. Mulford, ở Philadelphia, Mỹ, sản xuất vào cuối năm 1902. ADN được phân lập từ loại vắc-xin này gần với cả mẫu vắc-xin sau này được sử dụng để tiêm chủng lẫn mẫu virus đậu mùa và đó không phải là đậu mùa ở bò, mà là ở ngựa. Vì trong các ghi chú của bác sĩ Edvarda Jenner đều đề cập rằng trong các thí nghiệm của mình, ông đã sử dụng vật liệu từ cả bò và ngựa nên các tác giả tin rằng kết quả phân tích trên là một luận cứ mạnh mẽ ủng hộ luận điểm cho rằng chính virus đậu mùa ở ngựa là tổ tiên của dòng virus được sử dụng trong sản xuất vắc- xin. Chính vì vậy, phiên bản điện tử của của tạp chí Science nêu lên câu hỏi rằng liệu chúng ta có nên đổi thuật ngữ vắc-xin thành Equus, có nghĩa là "ngựa" theo tiếng Latinh để tỏ lòng biết ơn loài vật đã có công trong việc cứu loài người khỏi căn bệnh nguy hiểm.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất thay thế thuật ngữ vắc-xin thành Equus