Đó là đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại dự thảo nghị định quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển và đang lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan.

Đề xuất thời hạn giao khu vực biển không quá 30 năm

1 | 18/06/2018, 07:33

Đó là đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại dự thảo nghị định quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển và đang lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan.

Cụ thể, thời hạn giao khu vực biển tối đa không quá 30 năm, có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên không phải là hoạt động giao trực tiếp; do vậy, phải căn cứ vào nhu cầu của tổ chức, cá nhân, thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên được cấp theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Thời hạn khai thác, sử dụng từng loại tài nguyên phụ thuộc vào nhu cầu của tổ chức, cá nhân cũng như tiềm năng tài nguyên nên rất khác nhau; vì vậy, dự thảo nghị định chỉ đề xuất quy định thời hạn tối đa của một quyết định giao khu vực biển không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm. Quy định này cũng phù hợp với quy định của Luật Thủy sản.

Theo đó, tổ chức, cá nhân được giao có quyền sử dụng khu vực biển được giao để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo quyết định giao khu vực biển; đề nghị gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển; đồng thời, có quyền được bồi thường, hỗ trợ khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi khu vực biển để sử dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân được giao có nghĩa vụ sử dụng khu vực biển được giao đúng mục đích quy định tại quyết định giao khu vực biển.

Ngoài ra, dự thảo cũng nêu rõ các hành vi bị cấm như: Lợi dụng việc sử dụng khu vực biển gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; thực hiện khai thác, sử dụng tài nguyên biển khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển; sử dụng khu vực biển không đúng mục đích; hủy hoại môi trường biển; lấn, chiếm biển trái quy định của pháp luật; vi phạm quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển; cản trở hoạt động giao thông trên biển, khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên biển và các hoạt động hợp pháp khác trên biển theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin về khu vực biển trái quy định của pháp luật; cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sử dụng khu vực biển; thế chấp, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao - trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật Thủy sản.

Hà Phương/SGGP
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất thời hạn giao khu vực biển không quá 30 năm