Ngày 12.11, Bộ Tài chính tổ chức Lễ bàn giao doanh nghiệp do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đến lượt Bộ Tài chính bàn giao SCIC cho ‘siêu ủy ban’

12/11/2018, 13:58

Ngày 12.11, Bộ Tài chính tổ chức Lễ bàn giao doanh nghiệp do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Để triển khai công tác bàn giao doanh nghiệp nghiệp do Bộ Tài chính làm chủ sở hữu vốn nhà nước sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ủy ban, thường được biết đến với tên ‘siêu ủy ban’) theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 131/2018/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc việc bàn giao cũng như phối hợp triển khai các hoạt động của Ủy ban được hiệu quả và đúng thời hạn.

Bộ Tài chính có 1 doanh nghiệp thuộc diện bàn giao sang Ủy ban, đó là: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). SCIC được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20.6.2005 của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nhà nước nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

Về phía Ủy ban, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cho biết, ngay sau khi Nghị định 131/2018/NĐ-CP được ban hành, Ủy ban đã tích cực phối hợp với các bộ, cơ quan có doanh nghiệp chuyển giao, các doanh nghiệp được chuyển giao triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Bên cạnh đó, Ủy ban đã bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không để khoảng trống trong quá trình bàn giao doanh nghiệp.

Trong đó, Ủy ban đã chủ động hướng dẫn doanh nghiệp về các nội dung của hồ sơ chuyển giao, bám sát các quy định của Nghị định 131/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 9.11.2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế và các mẫu văn bản kèm theo để thực hiện chuyển giao doanh nghiệp, đảm bảo hồ sơ chuyển giao được hoàn thiện đầy đủ, chặt chẽ, sẵn sàng cho công tác chuyển giao theo quy định, với sự hỗ trợ tích cực của Bộ Tài chính.

“Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, với điều kiện bộ máy hạn chế, Bộ Tài chính và SCIC đã hỗ trợ tích cực cho Ủy ban để triển khai các công việc theo chỉ đạo của Chính phủ”, ông Nguyễn Hoàng Anh nói.

Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh cho biết thêm, trong số 19 doanh nghiệp chuyển giao về Ủy ban, SCIC có vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Sau khi tiếp nhận SCIC, Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, để chỉ đạo SCIC tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được vị trí, vai trò, nhiệm vụ được giao, tiếp tục sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt. Đề nghị tập thể SCIC đồng sức đồng lòng, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Các bộ đã sẵn sàng, trong tuần này sẽ tiếp tục nhận bàn giao từ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn” , ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết.

Việc bàn giao các doanh nghiệp nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một sự thay đổi lớn, khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước hiện nay bằng việc hình thành một cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách, chuyên nghiệp và có trách nhiệm giải trình đầy đủ.

Bên cạnh đó, việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cần thiết để kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước tập trung năng lực vào thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ngày càng phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Theo VGP

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
37 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến lượt Bộ Tài chính bàn giao SCIC cho ‘siêu ủy ban’