Giới chuyên gia nhận định con đường tương lai của COVID-19 phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực tiêm chủng.

Dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu đang ở giai đoạn nào?

Cẩm Bình | 02/11/2021, 09:36

Giới chuyên gia nhận định con đường tương lai của COVID-19 phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực tiêm chủng.

Theo số liệu của trang World of Meter và của đại học John Hopkins, tổng số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 5 triệu. Tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới ước tính con số thực tế có thể cao hơn số liệu công bố 2 - 3 lần do số tử vong vượt mức dự báo có liên quan đến dịch bệnh.

Số tử vong vượt mức dự báo (excess mortality) được định nghĩa là số ca tử vong trong một khoảng thời gian nhất định ở mức cao hơn dự báo và thường được dùng để tính số người tử vong vì COVID-19.

Tạp chí The Economist tính cả số tử vong vượt mức dự báo và đưa ra kết luận khoảng 17 triệu người đã chết vì COVID-19. Giáo sư Arnaud Fontanet thuộc Viện Pasteur (Pháp) cho rằng con số này đáng tin hơn.

co.jpg
Một nghĩa trang bên ngoài Moscow (Nga) nơi chôn cất người chết vì COVID-19 - Ảnh: AP

Dù sao đi nữa, số người tử vong vì COVID-19 vẫn thấp hơn các đại dịch lịch sử khác như cúm Tây Ban Nha (cướp đi sinh mạng 50 - 100 triệu người ở giai đoạn 1918 - 1919).

AIDS cũng khiến hơn 36 triệu người tử vong trong hơn 40 năm qua. Tuy nhiên chuyên gia vi rút Jean-Claude Manuguerra thuộc Viện Pasteur chỉ ra rằng sự đáng sợ của COVID-19 là dịch bệnh gây ra rất nhiều cái chết chỉ trong một thời gian ngắn.

Theo giáo sư Fontanet: “Tình hình có thể đã nghiêm trọng hơn nếu không áp dụng tất cả biện pháp, đặc biệt là hạn chế di chuyển và tiêm chủng”.

Dịch bệnh đang ở giai đoạn nào?

Giáo sư Fontanet cho biết sự trỗi dậy của một vi rút thường trải qua 2 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn bùng phát dịch bệnh khi vi rút lây cho một quần thể chưa từng tiếp xúc với chúng, tiếp theo là giai đoạn lắng xuống khi miễn dịch được tạo ra và vi rút biến thành loài đặc hữu.

Với COVID-19, lầu đầu tiên trong lịch sử các đại dịch nhân loại triển khai nỗ lực quy mô toàn cầu để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi giữa 2 giai đoạn. Đó là nỗ lực tiêm chủng rộng rãi.

“Tiêm chủng cho phép dân số có được khả năng miễn dịch nhân tạo chống lại loại vi rút mà họ chưa từng biết đến. Chúng ta đạt khả năng này chỉ trong 18 tháng thay vì phải mất 3 - 5 năm như thông thường với số người chết nhiều hơn”, theo giáo sư Fontanet.

cocovid.jpg
Tiêm chủng đóng vai trò quan trọng - Ảnh: AP

Giai đoạn 2 ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau tùy theo tỷ tiêm chủng cũng như mức độ hiệu quả của vắc xin. Giáo sư Fontanet nhận định: “Sẽ phải mất thêm vài tháng nữa để xây dựng nên mạng lưới an toàn ở khắp nơi. Vấn đề là làm sao biết được mạng lưới đủ mạnh hay không. Loại vi rút này sẽ vẫn lưu hành, mục tiêu ngày nay không còn là loại bỏ nó nữa mà là bảo vệ đảm bảo bệnh không trở nặng. COVID-19 không dẫn đến bệnh viện hay nghĩa trang”.

Tương lai nào đang chờ đợi các nước?

Giáo sư Fontanet tin rằng ở các nước công nghiệp phát triển, COVID-19 đang đi theo hướng biến thành dịch bệnh theo mùa, vài năm đầu sẽ nghiêm trọng trước khi lắng xuống.

Khả năng miễn dịch toàn cầu sẽ được xây dựng theo từng lớp, miễn dịch từ tiêm vắc xin bổ sung cho miễn dịch từ nhiễm bệnh tự nhiên.

Một số quốc gia có năng lực tiêm chủng mạnh như Trung Quốc hay Ấn Độ cũng có thể đi theo con đường tương tự. Nước vẫn áp dụng chiến lược “Zero COVID” đối mặt với thất bại vì biến thể Delta dễ lây lan.

Hiện đang có cuộc đua tiêm chủng cho tất cả mọi người. Úc và New Zealand có thể là 2 quốc gia làm được chuyện này sớm nhất.

Quốc gia có năng lực tiêm chủng hạn chế - chẳng hạn các nước châu Phi - sẽ chịu kịch bản khó khăn hơn. Tình trạng tái bùng dịch ở Đông Âu cho thấy rõ nếu không tiêm chủng đủ vắc xin cho người dân, dân số chắc chắn phải hứng chịu dịch bệnh nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến hệ thống bệnh viện, theo giáo sư Fontanet.

Tây Âu dù đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng ca nhiễm đang gia tăng nên cần thận trọng. Chuyên gia Manuguerra nhắc nhở: “Đây là đại dịch, phải xem xét toàn bộ hành tinh. Trước mắt đại dịch vẫn chưa chấm dứt”.

Nỗi lo biến thể mới

cov.jpg
Các biến thể được ghi nhận cho đến nay - Ảnh: SCMP

Nỗi lo lớn nhất chính là biến chủng mới kháng vắc xin xuất hiện. Thời gian qua biến thể Delta đã càn quét khắp nơi, loại bỏ biến thể Alpha, ngăn biến thể Mu hay Lambda lây lan.

Giới chuyên gia lo ngại Delta sẽ đột biến và sở hữu khả năng kháng vắc xin. Gần đây các nhà khoa học đang theo dõi AY.4.2. – một loại phụ của Delta, hiện chưa có bằng chứng cho thấy vắc xin kém hiệu quả hơn đối với biến thể này.

“Theo dõi bộ gien vi rút là điều quan trọng, giúp nhanh chóng xác định biến thể mới và tìm hiểu xem chúng nguy hiểm đến mức nào, khả năng lây lan đến đâu, miễn dịch còn hiệu quả không”, theo chuyên gia Manuguerra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu đang ở giai đoạn nào?