Có bao giờ bạn tự hỏi chiếc hoa tai đang đeo hay chiếc ô đang che bắt nguồn từ đâu?  Sau đây là những điều ít ai biết về những món phụ kiện trong thời trang được chia sẻ trên Bazaar. 

Điều ít ai biết về những món phụ kiện trong thời trang

Một Thế Giới | 21/03/2015, 09:09

Có bao giờ bạn tự hỏi chiếc hoa tai đang đeo hay chiếc ô đang che bắt nguồn từ đâu?  Sau đây là những điều ít ai biết về những món phụ kiện trong thời trang được chia sẻ trên Bazaar. 

Hoa tai (earrings)

Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-1
 

Hoa tai vàng của hãng Eddie Borgo

Hoa tai được cho là xuất phát từ khu vực châu Á, chủ yếu là Ấn Độ. Hoa tai xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật xưa chủ yếu có hình dạng khoen tròn và trơn. Phát triển qua nhiều nền văn hóa và thời kỳ, hoa tai không chỉ đơn thuần là một món trang sức mà còn giúp chúng ta nhận biết giai cấp và tôn giáo của người đeo. Chưa bao giờ hoa tai phong phú về vật liệu, phong cách, giá cả và thiết kế như ngày nay. Đôi hoa tai phù hợp sẽ khiến gương mặt bạn rạng rỡ và cuốn hút hơn.

“It Bag”
Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-2
 Túi It bag

“It Bag” đã trở thành một từ  thông dụng trong thời trang từ những năm 1990 đến nay. Đó là từ dành để chỉ những mẫu túi thiết kế cao cấp đặc trưng cho một thương hiệu, được nhiều người khao khát sở hữu, có thể dễ dàng nhận ra ngay lập tức và đã trở thành một biểu tượng.

Trước khi thuật ngữ này ra đời, các hãng danh tiếng đã làm nên những chiếc “It Bag” đi vào huyền thoại. Chiếc túi da tinh tế Sac à dépêches của Hermès đã ra đời từ năm 1935 và đạt được đỉnh cao danh tiếng vào năm 1956 khi gắn liền với công nương Grace Kelly và được đổi tên thành túi Kelly. Vào tháng Hai năm 1955, Coco Chanel giới thiệu mẫu túi chần chỉ nổi 2.55 lần đầu tiên. Đến năm 1984, Hermès ra mắt một mẫu túi khác gợi cảm hứng cho biết bao thế hệ phụ nữ đến tận ngày nay. Đó là túi Birkin cải tiến từ mẫu Haut à Courroies . Những chiếc “It Bag” đầy đam mê khác có thể kể đến là Baguette của Fendi, Speedy của Louis Vuitton, Paraty và Paddington của Chlóe, Lariat của Balenciaga, Antigona của Givenchy, Alexa của Mulberry, Lady Dior của Dior, Stam của Marc Jacobs, Bamboo của Gucci.

Găng tay (gloves)
Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-3

Trái: Dita Von Teese xuất hiện trong lễ trao giải Duftstars tại Berlin, Đức với chiếc đầm độc đáo và đôi găng tay đen quý phái. Phải: Găng tay đắt nhất thế giới của Michael Jackson

 

Ban đầu găng tay dùng để bảo vệ đôi bàn tay trong thời tiết giá lạnh hay khi làm những công việc nặng nhọc. Vào thế kỷ XIII, găng tay bắt đầu được các quý bà sử dụng như một phụ kiện thời trang. Trong giai đoạn những năm 1930–1940, phụ nữ giới thượng lưu thường mang những đôi găng tay dài quá khuỷu khi mặc cùng váy đầm dài không tay hay tay ngắn. Điển hình như đôi găng tay và chiếc đầm đen mà Givenchy thiết kế cho Audrey Hepburn trong phim Breakfast at Tiffany’s, đã trở thành biểu tượng của sự quý phái, quyến rũ.

Găng tay đắt nhất thế giới hiện nay là của ông hoàng nhạc pop quá cố Michael Jackson. Chiếc găng này được ông mang ở tay trái khi nhảy điệu Moonwalk năm 1983 và được bán với giá 420.000 đô-la vào tháng 11–2009.

Khăn choàng cổ (Scarf)
Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-4

Những chiếc khăn là phụ kiện thời trang luôn được nhiều người yêu thích

 

Khăn choàng cổ là mảnh vải choàng quanh cổ, quấn quanh đầu hoặc eo để giữ ấm, làm đẹp. Bước sang thế kỷ XX, chiếc khăn choàng cổ đã trở thành một phụ kiện thời trang không ngừng được cả phụ nữ và nam giới yêu thích. Chỉ với một chiếc khăn choàng cổ, chúng ta có thể tự do thể hiện phong cách cá nhân và tôn lên nét đẹp của bản thân.

Nhắc đến khăn choàng cổ, các tín đồ thời trang không thể không nhớ đến những chiếc khăn lụa hình vuông của Hermès hay được gọi là carrè. Chiếc khăn lụa Hermès đầu tiên ra đời vào năm 1928, dựa vào chiếc khăn của binh lính Napoleon, với họa tiết in tên các loại xe hơi khác nhau. Mỗi chiếc khăn được xem là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, cầu kỳ từ khâu dệt vải, chọn họa tiết đến nhuộm màu, được in một cách riêng biệt.

Mạng che mặt (Veil) 

Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-5
 
Được nhiều cô dâu lựa chọn bên cạnh chiếc soirée lộng lẫy, mạng che mặt đã trải qua lịch sử hình thành với nhiều câu chuyện lãng mạn. Thế nhưng, sứ mệnh chiếc mạng che mặt không chỉ dừng lại ở đó. Mạng che mặt từng là món phụ kiện của phụ nữ quý tộc. Đến những năm 1950, chúng lại rộ lên và được đông đảo phụ nữ yêu thích bất kể giai cấp cũng như thân thế. Chiếc mũ bê-rê có mạng che của diễn viên người Đức Marlene Dietrich đã tạo nên một cơn sốt thời trang trong nhiều năm. Thời gian gần đây, mạng che mặt lại trở lại trên sàn catwalk với sự đổi mới, táo bạo và mạnh mẽ hơn.

Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-6
 
Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-7
 
Ô (Umbrella)

Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-8

Chiếc ô trở thành một phụ kiện thời trang của phụ nữ Anh từ thế kỷ XIX. Ô có nguồn gốc từ tiếng Latin, “umbra”, có nghĩa là bóng mát. Chiếc ô từng là một biểu tượng tôn giáo, một món đồ hữu ích để che nắng, che mưa và sau này trở thành một phụ kiện thời trang. Đến cuối thế kỷ XIX, những chiếc dù có phần mái làm bằng vải silk hoặc lụa chiffon cùng với cán dài đã trở thành một món đồ thời trang. Chúng liên tục thay đổi về chất liệu, kiểu dáng và màu sắc để phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Đôi khi một phụ nữ mang dù theo bên mình nhưng không cần phải giương ra. Phái đẹp có thể dùng dù như một món phụ kiện, tạo phong cách riêng hoặc có thể sử dụng nó như một lời tán tỉnh bí ẩn dành cho đối phương.

Khóa kéo (zipper) 
Nguon goc it ai biet cua nhung mon phu kien trong thoi trang-hinh-anh-9
 

Dù khóa kéo không phải là phụ kiện đứng riêng lẻ trong thời trang nhưng khóa kéo đã trở thành một phần không thể thiếu trên trang phục lẫn phụ kiện như túi xách, giày…

Thiết kế của chiếc khóa kéo với các răng được lồng vào nhau là phát minh của một nhân viên tập đoàn Whitcomb Judson’s, nhà khoa học Thụy Điển Gideon Sundback vào năm 1913. Đến 1917, Sundback tiếp tục nhận bằng sáng chế thứ hai Separable Fastener cho những cải tiến đáng kể của chiếc khóa kéo. Ngành thời trang đã biến chiếc khóa kéo thành món phụ tùng phổ biến trong may mặc sau gần một thế kỷ kể từ khi nó xuất hiện. Ngày nay, hình ảnh chiếc khóa kéo đã âm thầm xuất hiện len lỏi ở các đồ vật, từ túi đựng bút chì đến những trang phục cầu kỳ phức tạp.
Nguồn: Bazaar VN

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều ít ai biết về những món phụ kiện trong thời trang