Với việc nảy sinh ra nhiều tranh cãi cho vấn đề sử dụng hai loại thuốc ZMapp và MB-003 ở hiệu quả điều trị Ebola hiện nay, các nhà khoa học đang có hướng tìm về lại các thuốc kháng virus, hòng mong tìm ra hướng khác trị được Ebola.

Điều trị Ebola: Tìm về lại các thuốc kháng virus?

Một Thế Giới | 29/08/2014, 16:58

Với việc nảy sinh ra nhiều tranh cãi cho vấn đề sử dụng hai loại thuốc ZMapp và MB-003 ở hiệu quả điều trị Ebola hiện nay, các nhà khoa học đang có hướng tìm về lại các thuốc kháng virus, hòng mong tìm ra hướng khác trị được Ebola.

Dịch Ebola ngày càng bùng phát ở châu Phi và nguy hiểm nhất trong các dịch bệnh từ trước đến nay, với tỷ lệ tử vong khác nhau ở các nước châu Phi là từ 50% đến 90%. Theo báo cáo của CDC (Centers for Disease Control and Prevention  - Mỹ) và WHO, số bệnh nhân nhiễm Ebola đã trên 2.500 và trên 1.300 trường hợp tử vong.

Tình hình tử vong cao, cũng như chưa có một phương pháp điều trị hiệu quả, đã buộc các nhà nghiên cứu tập trung và cố gắng tìm ra thuốc điều trị mới, cũng như vaccine. Chính phủ Anh và tổ chức y tế Wellcome Trust ước tính số người cần vaccine và thuốc điều trị lên đến 30.000 người. Họ đã đưa ra gói hỗ trợ lên đến 10 triệu USD cho các nhà nghiên cứu về Ebola.

Trong bài báo của GS. Jesse L. Goodman được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine tuần này, có 2 ý chính là, biện pháp chống nhiễm khuẩn luôn được ưu tiên hàng đầu, và tầm quan trọng trong việc phát triển, nghiên cứu các phương pháp điều trị. Vì vậy, tôi xin nói qua về sự thay đổi trong điều trị Ebola trong thời gian gần đây. Tất nhiên, điều trị “chăm sóc hỗ trợ” (supportive care) vẫn được WHO tiếp tục hỗ trợ cho các nước châu Phi, tuy nhiên tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân được “chăm sóc hỗ trợ” là 50%.

Nảy sinh nhiều tranh cãi

Cách đây 2 tuần, thuốc ZMapp và MB-003 đã được Mỹ công bố, với cơ chế tác dụng khác nhau. Thuốc được điều trị trực tiếp trên người mà không qua một nghiên cứu thử nghiệm (trial) hay trên động vật gì cả. Vào thời điểm đó, ZMapp và MB-003 được WHO, CDC và các nhà nghiên cứu xem như là cơ hội để giảm tỷ lệ tử vong và kiểm soát dịch bệnh Ebola.

Tuy nhiên, sau 2 tuần, việc dùng ZMapp và MB-003 điều trị đã nảy sinh ra nhiều tranh cãi trong các nhà nghiên cứu, khi dịch vẫn chưa kiểm soát và tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân, lúc đầu, việc sử dụng Zmapp (chưa được thử nghiệm trên lâm sàng) được xem là có thể điều trị và giảm thiểu tử vong cho bệnh nhân đã bị nhiễm Ebola. Ngay sau 2 nhân viên y tế Mỹ được điều trị thành công, mọi hy vọng được mong chờ ở ZMapp. Tuy nhiên, kết quả điều trị ở nhân viên y tế Mỹ thứ 3 thất bại, kèm theo đó tỷ lệ tử vong của Ebola ngày càng tăng. Điều này khiến các nhà khoa học phải đánh giá lại, và xảy ra nhiều quan điểm tranh cãi xoay quanh ZMapp. 

Ngoài ra, Zmapp được xem là có thể điều trị thành công khi bệnh nhân bị phơi nhiễm Ebola trong vòng 30 phút đầu tiên. Còn về sau đó, tỷ lệ thành công giảm dần.

Còn về MB-003, dù MB-003 đã được chứng minh là cải thiện tỷ lệ tử vong ở các loài linh trưởng nhiễm Ebola, tuy nhiên thuốc này vẫn chưa từng được thử nghiệm trên con người, đồng thời cũng chưa có các nghiên cứu đánh giá về sự an toàn trong điều trị.

Dieu tri Ebola: Tim ve lai cac thuoc khang virus?
 ảnh: educacioncontracorriente

Quay về các thuốc kháng virus

Chính sự bùng nổ của Ebola, cùng tỷ lệ tử vong cao và sự tranh cãi về hiệu quả của ZMapp, đã làm cho các nhà nghiên cứu quay về tìm hiểu các thuốc kháng virus được thử nghiệm trên vật thí nghiệm, như chuột, các loài linh trưởng, mô .... (chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người). Và điều các nhà khoa học quan tâm ở thời điểm hiện nay là câu chuyện về Favipiravir (T-705).

Favipiravir (T-705) là một thuốc kháng virus đã được các nhà khoa học của một công ty Nhật (Toyama Chemical Co.) phát hiện năm 2000, và được thử thành công trong điều trị cúm (Influenza). Sau đó, Favipiravir (T-705) được một công ty thuộc quân đội Mỹ mua lại, tiếp tục nghiên cứu.

Một số điểm nổi bật của Favipiravir (T-705):

+ Có vài nghiên cứu trước đó đã báo cáo Favipiravir (T-705) thử nghiệm thành công trong điều trị Ebola ở chuột.
+ Điểm tiện lợi của Favipiravir (T-705) là thuốc đường dùng bằng đường uống, như vậy sẽ thuận lợi hơn so với ZMapp và MB-003 (được dùng bằng đường chích).

+ Chưa thấy có tác dụng phụ hay độc hại cho thận trong các báo cáo nghiên cứu về Favipiravir (T-705) – đây thật sự là một điểm nổi bật.

Do vậy, theo WHO, tổ chức này sẽ triệu tập một cuộc họp trong tuần này để đưa đến quyết định có hay không nên đưa Favipiravir (T-705) vào điều trị Ebola. (Lưu ý, Favipiravir (T-705) chưa từng được thử nghiệm lâm sàng trên người).

Vậy tại sao các nhà khoa học không đưa một thuốc kháng virus khác có hiệu quả hơn ở một số dòng virus vào tầm ngắm trong các thuốc điều trị Ebola? Ví dụ như Ribavirin - một thuốc kháng virus, được dùng trong điều trị virus viêm gan C và HIV?

Nếu xét về hiệu quả kháng virus với Favipiravir (T-705), Ribavirin hiệu quả hơn ở một số dòng virus. Tuy nhiên, nói về tác dụng phụ (side effects) cũng như tác dụng phụ khi điều trị Ribavirin lâu dài thì khá nặng nề. Và một điều đáng lưu ý, Ribavirin đã từng được thử nghiệm trong SARS (do SARS coronavirus) và kết quả là hiệu quả điều trị rất kém, trong dịch SARS vào năm 2002-2003.

Có lẽ, trên là các lý do tại sao các các nhà khoa học không đưa Ribavirin vào tầm ngắm trong các thuốc điều trị Ebola. Nhưng tương lai, ai biết được?

Hy vọng, dịch Ebola sẽ được kiểm soát và các nhà nghiên cứu tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm để giảm tỷ lệ tử vong và dịch bệnh được ngăn chặn. Và mong vaccine Ebola sẽ ra đời trong tương lai gần, khi mà các nhà nghiên cứu Canada đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển về nó.

Duy Thông – Bác sĩ, ĐH Y Dược; Nghiên cứu sinh Bệnh viện Chulalongkorn, Thái Lan

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều trị Ebola: Tìm về lại các thuốc kháng virus?