Các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ quan ngại về những sự thay đổi chính sách trong thời gian gần đây không phù hợp với thông lệ quốc tế, rằng những thay đổi này khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải chịu thêm rất nhiều rủi ro và cản trở trong quá trình triển khai đầu tư tại Việt Nam.

Doanh nghiệp ngoại lo ngại những quyết định hành chính 'không thể dự đoán' của Việt Nam

Trí Lâm | 04/07/2018, 11:09

Các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ quan ngại về những sự thay đổi chính sách trong thời gian gần đây không phù hợp với thông lệ quốc tế, rằng những thay đổi này khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải chịu thêm rất nhiều rủi ro và cản trở trong quá trình triển khai đầu tư tại Việt Nam.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 diễn ra sáng nay (4.7) ở Hà Nội, các doanh nghiệp nước ngoài đã kiến nghị về hàng loạt chính sách mới của Việt Nam.

Làm tổn thươngdoanh nghiệp

Các thành viên của AmCham Vietnam (Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam)và USABC (Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (USABC)cho biết vẫn rất lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng quan ngại về những sự thay đổi chính sách trong thời gian gần đây không phù hợp với thông lệ quốc tế. “Những thay đổi này khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải chịu thêm rất nhiều rủi ro và cản trở trong quá trình triển khai đầu tư tại Việt Nam”, trích báo cáo.

Dẫn ví dụ về Luật An ninh mạng, AmCham cho rằng bên cạnh các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường mạng, dự luật này cũng bao gồm cả việc kiểm soát thông tin trên internet mà nội dung này đã được quy định tại một luật khác của Việt Nam.

AmCham ủng hộ mục tiêu của Chính phủ về việc tăng cường phát triển nền kinh tế số và môi trường internet trong khivẫn đảm bảo an ninh dữ liệu và bảo vệ người dùng internet Việt Nam; ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra một khung khổ pháp lý về an ninh mạng.

Tuy nhiên, các công ty thành viên của AmCham đặc biệt lo ngại về yêu cầu phải có văn phòng đại diện, các quy định liên quan đến dữ liệu người dùng và việc lưu trữ dữ liệu tại nước sở tại cũng như một loạt những cản trở gây tốn kém không cần thiết khác sẽ làm tổn thương doanh nghiệp mà không hề giúp cải thiện môi trường an ninh mạng tại Việt Nam.

“Các công ty thành viên của chúng tôi hoạt động trên toàn cầu và có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các mối nguy cơ về an ninh mạng của các nước. Chính vì mạng lưới hoạt động trải rộng như vậy đã giúp các công ty của chúng tôi thấu hiểu để từ đó có cách tiếp cận về an ninh mạng một cách hiệu quả ở cấp độ quốc gia”, báo cáo của AmCham nêu.

AmCham cũng cho biết các doanh nghiệp của họ muốn giúp Việt Nam phát triển một môi trường pháp lý thể chế cho nền kinh tế số trong đó bao gồm các nguyên lý về việc tự do truyền tải dữ liệu xuyên biên giới, các chính sách hỗ trợ phát triển, khuyến khích công nghệ mới/công nghệ còn non trẻ nhằm kiến tạo một sân chơi bình đẳng cho các thành viên tham gia thị trường.

Cònông Koji Ito, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kiến nghị về vấn đề nợ công. Năm ngoái, tổ chức này cũng đã nêu ra quan ngại của doanh nghiệp rằng nếu chính phủ quy định chính sách tài khóa quá chặt chẽ.

Cụ thể là hạn chế quy mô nợ công dưới 65% GDP thì sẽ cản trở đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi Việt Nam đang rất cần những khoản đầu tư này để bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong trung hạn và dài hạn. Cơ sở hạ tầng lạc hậu sẽ làm giảm sức hút đầu tư của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng làm mất đi cơ hộikết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.

Đề nghị tạm hoãn Nghị định 116 trong 18 tháng

Theo AmCham, Nghị định số 116/2017/NĐ-CP về việc nhập khẩu ô tô đã tạo ra những rào cản kỹ thuật không mong muốn đối với các công ty của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực này. “Chúng tôi đề nghị Chính phủ tạm hoãn thi hành nghị định này trong thời hạn 18 tháng. Trong thời gian đó, các công ty của chúng tôi rất mong muốn được trao đổi với Chính phủ nhằm tìm ra giải pháp sửa đổi Nghị định số 116”, AmCham nêu.

Cũng theo AmCham, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong thủ tục thông quan. Tuy nhiên, việc hậu kiểm thường xuyên trên diện rộng và không cần thiết đã và đang gây trở ngại cho các công ty.

Có công ty đã phải chịu hậu kiểm 10 lần trong 2 tháng mặc dù có rất ít lý do để cơ quan hải quan đưa công ty này vào diện công ty nhập khẩu rủi ro cao. Để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển hết tiềm lực của mình thì các rào cản không hiệu quả này cần được kiểm soát chặt chẽ.

AmChamcũng cho rằng thuế áp dụng đối với đồ uống có đường là một thực tiễn không phổ biến và không được khuyến khích. Chỉ có 4 nước chiếm chưa đầy 2% dân số trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương áp dụng thuế này. Hầu hết các nước không áp dụng thuế này do tác động tiêu cực đến nền kinh tế và chưa đủ căn cứ chứng minh thuế này giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Lo ưu đãi bị chấm dứt đột ngột

Đại diện cho doanh nghiệp Hàn Quốc, ông Kim Heung Soo -Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng bày tỏ một số điều “đáng tiếc” đối với phía Việt Nam. Đó là trường hợp của tập đoàn thép Posco khi chưa hết thời hạn liên doanh nhưng Việt Nam đã cấp mới quyền sử dụng đất cho một doanh nghiệp Việt Nam ở Hải Phòng cũng thuộc liên doanh khiến việc liên doanh không thể tiếp tục và phải kết thúc.

“Những trường hợp này không phải là vấn đề của riêng một doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đều xem đây là vấn đề rất nghiêm trọng, bởi họ nhận thấy ưu đãi mà mình đang được nhận có thể bị chấm dứt một cách đột ngột nên họ cho rằng cần phải giảm đầu tư hoặc tìm kiếm một đối sách khác”, ông Kim Heung Soo nói.

Theo ông Kim Heung Soo, những quyết định hành chính không thể dự đoán trước như trên đây là vấn đề rất quan trọng, làm thu hẹp hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam và ảnh hưởng đến ý định hợp tác với doanh nghiệp địa phương.

Phía Hàn Quốc cũng bày tỏ việc miễn và hoàn thuế hải quan đối với hàng xuất khẩu sản xuất bằng thuê ngoài (outsourcing). Theo đó, sau khi các doanh nghiệp Hàn Quốc đặt hàng các doanh nghiệp hợp tác Hàn - Việt và nhận được sản phẩm thì họ hoàn thiện thành phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, theo giải thích của Tổng cục Hải quan, các công ty nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sản xuất thành phẩm bằng thuê ngoài toàn bộ hay một phần thì không thuộc đối tượng miễn thuế. Nếu như quy định được thực thi thì đây sẽ là một cú đánh mạnh vào các doanh nghiệp.

“Để tăng hiệu suất thì đại đa phần các doanh nghiệp sử dụng thuê ngoài để sản xuất thành phẩm. Đặc biệt, với các ngành đỏi hỏi công nghệ cao thì việc một doanh nghiệp thực hiện tất cả mọi công đoạn sản xuất phức tạp là điều không thể. Do đó, hy vọng rằng chính phủ Việt Nam ban hành quy định nêu rõ “miễn thuế đối với cả trường hợp sản xuất bằng thuê ngoài”, ông Kim Heung Soo nêu.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp ngoại lo ngại những quyết định hành chính 'không thể dự đoán' của Việt Nam