Tại hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức ở Hà Nội ngày 26.8, ngoài một số nội dung về công tác tài chính, kinh tế công đoàn (CĐ); tổng kết 10 năm chương trình “Mái ấm CĐ”... thì vấn đề nóng được bàn bạc và cho ý kiến là điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) vùng. 

Doanh nghiệp than nếu tăng lương thì hết tiền chi trả

Một Thế Giới | 27/08/2015, 05:22

Tại hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức ở Hà Nội ngày 26.8, ngoài một số nội dung về công tác tài chính, kinh tế công đoàn (CĐ); tổng kết 10 năm chương trình “Mái ấm CĐ”... thì vấn đề nóng được bàn bạc và cho ý kiến là điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) vùng. 

Ông Mai Đức Chính - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, người đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia - cho biết tổ chức CĐ vẫn bảo lưu đề xuất mức tăng LTT vùng năm 2016 là 16,8%.  Với đề xuất này thì mức LTT cao nhất của năm 2016 (vùng 1) cũng chỉ mới đạt 3.650.000 đồng.
Theo báo Người Lao động, ông Mai Đức Chính cho rằng quan điểm của đại diện giới chủ (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) về việc nếu mức lương tăng cao quá thì doanh nghiệp (DN) không có khả năng chi trả là thiếu thực tế bởi hiện nay các DN đều trả lương cho người lao động (NLĐ) cao hơn LTT.
“Theo điều tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam thì trung bình lương ở Hà Nội đã là 4,4 triệu đồng, TP.HCM 4,9 triệu đồng. Rất nhiều DN ở TP.HCM đã trả mức 5,5 triệu đến 6,6 triệu đồng/tháng. Sức chịu đựng của DN đã trên mức ấy rồi. Trong thực tế, họ đã trả gấp rưỡi mức LTT nên việc tăng LTT chỉ tác động tới chuyện đóng BHXH của DN” - ông Chính chỉ rõ bản chất vấn đề.
Bên cạnh đó, theo lộ trình tăng LTT, đến năm 2017, LTT phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Ông Chính nhấn mạnh: “Hiện nay, LTT mới đáp ứng 74-75% nhu cầu sống tối thiểu. Có nghĩa là trong 2 năm 2016 và 2017, mỗi năm phải tăng trung bình 13% tiền lương cộng với 5% trượt giá, vị chi khoảng 18%. Nếu không chia đều việc tăng LTT cho 2 năm thì áp lực cho lần tăng năm cuối cùng của lộ trình tăng LTT (2017) sẽ rất lớn, DN càng khó thực hiện”.
Để chuẩn bị cho phiên họp lần thứ 3 dự kiến sẽ diễn ra ngày 3.9, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề nghị Hội đồng Tiền lương quốc gia làm việc với các cơ quan liên quan như thuế, BHXH nhằm làm rõ vấn đề chi trả lương thực tế của DN.
Trước đó, trao đổi với PV báo Một Thế Giới, ông Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch LĐLĐ VN phân tích: “Mục tiêu đến năm 2017, lương tối thiểu phải đủ mức sống tối thiểu của người lao động, tùy theo từng vùng. Nhưng theo kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng thì hiện tại, lương tối thiểu chỉ đảm bảo khoảng 74 – 75% mức sống tối thiểu. Vậy là còn 25 – 26%, chia đều cho hai năm thì mỗi năm cần phải tăng 12 - 13%. Chỉ số giá (CPI) hiện khoảng 5,6%/năm nên ít nhất tăng lương cũng phải bù lại CPI. Như vậy, nếu cộng hai tỉ lệ đó lại, tỉ lệ tăng lương tối thiểu của năm 2016 khoảng 17,6-18,5% thì mới đảm bảo đến năm 2017 lương tối thiểu đáp ứng được mức sống tối thiểu”.
Ông Đặng Ngọc Tùng cho biết thêm, nếu đồng ý với VCCI, tăng lương tối thiểu vùng ở mức 10% - 11%, trừ đi 5,6% CPI thì tức là năm 2016, thực tế lương tối thiểu vùng chỉ tăng thêm 4,4-5,4%. Vậy là năm 2017, buộc phải đưa ra mức tặng 20% mới có thể đạt mục tiêu lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động. Ông Đặng Ngọc Tùng nói: “Nếu năm 2016 chỉ tăng 4 – 5%, thì làm sao năm 2017 có thể tăng đột biến đến 20% được?”.
Bá Nguyễn (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
3 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp than nếu tăng lương thì hết tiền chi trả