Những món nội thất hoặc đồ dùng quen thuộc như ghế xếp, đèn treo, đĩa, thố ăn… đều được làm từ chất thải xơ của nhà máy dầu cọ là một xu hướng thiết kế độc đáo, thân thiện môi trường và tiết kiệm vật liệu. Xu hướng thiết kế này được các nhà làm môi trường kỳ vọng sẽ phát triển trong tương lai nhằm bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn vật liệu tái chế.

Độc đáo bộ sưu tập đồ dùng gia đình, nội thất làm từ chất thải dầu cọ

29/06/2020, 16:46

Những món nội thất hoặc đồ dùng quen thuộc như ghế xếp, đèn treo, đĩa, thố ăn… đều được làm từ chất thải xơ của nhà máy dầu cọ là một xu hướng thiết kế độc đáo, thân thiện môi trường và tiết kiệm vật liệu. Xu hướng thiết kế này được các nhà làm môi trường kỳ vọng sẽ phát triển trong tương lai nhằm bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn vật liệu tái chế.

Đây là ý tưởng của Nataša Perković, một nhà thiết kế người Bosnia. Cô đã sử dụng những vật liệu được tái chế để tạo ra bộ sưu tập độc đáo từ chất thải dầu cọ.

Những món đồ dùng cơ bản cho nhà bếp được làm từ sợi cọ dầu thải

Cây cọ dầu được xem là cây trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, đem lại năng suất cao trong sản xuất nhưng theo các nhà bảo vệ môi trường, cọ dầu được xem là thủ phạm phá hủy môi trường thầm lặng.

Cọ dầu có mặt khắp trong các lĩnh vực tiêu dùng, làm nguyên liệu thô, trong thực phẩm, nấu ăn và cả mỹ phẩm thế nhưng cái giá phải trả là những cánh rừng trơ trụi, lượng C02 khổng lồ mà các đồi cọ thải vào môi trường mỗi năm.

Perković cũng nói rằng “Ngành công nghiệp dầu cọ là thủ phạm của việc chặt phá rừng dẫn đến thay đổi khí hậu và phá hủy môi trường sống của các loài động vật hoang dã” và cô “không chắc rằng việc tiêu thụ dầu cọ trên thế giới sẽ giảm một cách triệt để”, vì thế, nữ thiết kế tìm cách tốt hơn để sử dụng vật liệu tái chế, đặc biệt làchất xơ, chất thải từ các nhà máy sản xuất dầu cọ.

Trên Dezeen, Perković chia sẻ “Dự án của cô nhằm mục đích phát triển một điều gì đó quý giá từ những thứ tưởng chừng như không có gì”. Những sản phẩm tạo ra mang tính thẩm mỹ cao, có chức năng tốt hơn và là sự kết hợp giữa phương pháp sản xuất công nghệ truyền thống và công nghệ cao.
Công nghệ cao đó chính là việc tạo ra vật liệu tổng hợp mới bằng cách trộn bột vi sợi của cây cọ dầu với axit polylactic (PLA), một loại nhựa sinh học được làm từ axit lactic. Hỗn hợp này sau đó sử dụng in 3D hoặc ép phun để tạo ra chiếc ghế có bề mặt tự nhiên hơn các chất liệu thông thường và có tính thẩm mỹ. Chiếc ghế này có mặt nệm tách rời. Mặt nệm được làm từ hỗn hợp sợi cọ dầu và chất cao su nhiệt dẻo (TPE). Điều đáng chú ý là chiếc ghế và nệm có khả năng phân hủy sinh học hoặc tái chế tiếp.

Chiếc ghế này được sử dụng công nghệ cao, cũng được tái chế từ chất thải của cây cọ dầu

“Sử dụng chất liệu tự nhiên sẽ tốt hơn nhiều nếu so với chất liệu nhựa thông thường và tác động tốt đến môi trường“, nhà thiết kế người Bosnia lý giải.

Còn với các sản phẩm như đĩa hay đèn thì Perković áp dụng phương pháp sản xuất truyền thống như đúc, nén giấy truyền thống để chứng minh rằng vật liệu phế thải có thể sử dụng tạo ra nhiều vật dụng cơ bản cho nhà bếp.

Quy trình này đầu tiên là ngâm, đun sôi, đập và xé nhỏ sợi cọ dầu; sau đó trộn với một loại bột gạo của Nhật để tạo thành hỗn hợp, sau đó lọc hoặc đúc rồi phơi hoặc sấy khô để tạo thành sản phẩm.

Còn đây là những sản phẩm dùng phương pháp truyền thống

Ngoài chất liệu thải sợi cọ dầu thì tre, gỗ cũng có thể áp dụng phương pháp truyền thống này.

Nhật Hạ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Độc đáo bộ sưu tập đồ dùng gia đình, nội thất làm từ chất thải dầu cọ