Trung Quốc xem đối phó sức mạnh quân sự Mỹ là trọng tâm tập trận. Còn Lầu Năm Góc trong các cuộc diễn tập thời gian gần đây luôn xem Trung Quốc là “kẻ địch”.

Đối đầu Mỹ - Trung thể hiện qua tần suất và mục đích tập trận

22/09/2019, 12:11

Trung Quốc xem đối phó sức mạnh quân sự Mỹ là trọng tâm tập trận. Còn Lầu Năm Góc trong các cuộc diễn tập thời gian gần đây luôn xem Trung Quốc là “kẻ địch”.

Quân đội Mỹ trong cuộc tập trận chung với ASEAN đầu tháng 9 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Gần đây nhất là tập trận ngoài khơi bang Virginia tuần qua, quy tụ 28 tàu diễn tập triển khai lục quân, thủy quân lục chiến cùng thiết bị quân sự cho xung đột lớn ở nước ngoài (có thể là chống lại Nga hoặc Trung Quốc).

Ngoài ra, quân đội Mỹ - Nhật cũng vừa tập trận chung sử dụng tên lửa đất đối không tấn công tàu địch đậu ngoài khơi tỉnh Kumamoto. Truyền thông địa phương đưa tin hoạt động này xuất phát từ lo ngại về hoạt động hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc.

Mỹ vào đầu tháng 9 vừa tập trận hải quân chung đầu tiên với ASEAN. Tháng trước lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú Okinawa (Nhật Bản) tổ chức tập trận chiếm giữ sân bay và đảo.

Một số nhà quan sát nhận định kịch bản tập trận mà quân đội Mỹ lẫn Trung Quốc xây dựng ngày càng chú trọng đến bên kia.

Theo học giả John Lee thuộc viện nghiên cứu Hudson: “Công tác hiện đại hóa quân sự Trung Quốc từ những năm 1990 gần như hoàn toàn tập trung vào đối phó sức mạnh quân sự Mỹ. Từ đây có thể thấy việc nhiều hoạt động tập trận của Mỹ luôn chú ý Trung Quốc là điều tự nhiên”.

Tuy không phải là bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông, nhưng Mỹ xem khu vực là một phần trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc bành trướng - chiến lược khiến chính quyền Bắc Kinh cảnh giác.

Kể từ đợt cải tổ lớn năm 2015, quân đội Trung Quốc liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc tập trận mô phỏng tình huống chiến tranh thực sự. Tần suất lẫn quy mô tập trận không ngừng tăng.

Nhà bình luận quân sự Tống Trung Bình cho biết Trung Quốc cảm thấy họ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa chiến lược từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ.

Mặc dù cố vấn “diều hâu” John Bolton ra đi, khả năng chính quyền Mỹ thay đổi chính sách khó lòng xảy ra vì trong nội bộ vẫn còn rất nhiều quan chức chủ trương cứng rắn với Trung Quốc.

“Chiến lược này sẽ duy trì lâu dài. Và Trung Quốc sẽ dùng mọi cách khả dĩ để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất – xung đột quân sự”, nhà bình luận Tống đánh giá.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đối đầu Mỹ - Trung thể hiện qua tần suất và mục đích tập trận