Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế, GS-TS Nguyễn Thanh Long cần cam kết với Chính phủ, với quốc dân đồng bào về sự an toàn của các lô vắc xin gia hạn, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.

Đôi lời về dịch COVID-19, vắc xin và những biện pháp chống dịch

Nguyễn Văn Lạng | 03/12/2021, 16:14

Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế, GS-TS Nguyễn Thanh Long cần cam kết với Chính phủ, với quốc dân đồng bào về sự an toàn của các lô vắc xin gia hạn, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.

Đã định lặng im không nói gì, nhưng những gì đã và đang xảy ra buộc tôi phải có đôi lời.

Đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhanh và khó lường. Nhân loại đã chứng kiến 4 đợt bùng phát lớn với gần 5,3 triệu người chết, hơn 263 triệu ca nhiễm, hầu như mọi quốc gia đều bị vi rút Vũ Hán tràn qua. Kinh tế, xã hội toàn cầu chao đảo… Thực trạng ấy, nên dùng thuật ngữ "thảm họa". Thảm họa, về mức độ có lẽ chỉ sau Thế chiến thứ 2 xảy ra giữa thế kỷ trước.

Các biến thể vi rút dịch COVID-19 cứ tự bột phát, từ Beta, Delta, rồi giờ thì Omicron… và chưa biết còn loại nào khác nữa không? WHO cũng như tổ chức y tế các nước trên thế giới và nhân loại gần như rơi vào hoảng loạn. Hàng chục quốc gia nghiên cứu sản xuất vắc xin, thuốc, các thiết bị phòng chống dịch và liệu pháp chữa trị. Hàng tỉ liều vắc xin đã tiêm cho trên 5 tỉ người già lẫn trẻ… Nhưng cũng thật không công bằng khi G20 đã chi hàng chục ngàn tỉ USD chống dịch cho nước họ, trong khi những nước nghèo chỉ cần 50 tỉ để có vắc xin mà vẫn rất chật vật khó kiếm. Nói đâu xa, châu Phi tới nay vẫn là vùng trũng vùng trống vắng vắc xin… Cũng cần phải nói thêm, thế giới đã có hơn 100 triệu liều vắc xin quá hạn phải hủy bỏ, cũng đã có hàng chục ngàn người chết do sốc phản vệ khi tiêm vắc xin.

Tại nước ta, vừa qua có những lô vắc xin đã hết hạn trên nhãn 30.11.2021, vậy nhưng FDA, Pfizer và cả lãnh đạo Bộ Y tế vẫn tuyên bố gia hạn 2 tháng nữa! Lấy gì để đảm bảo cho các tuyên bố đó? Vắc xin không thể coi như các loại thực phẩm hàng hóa khác, thậm chí các loại dược liệu khác, khi nó được đưa vào cơ thể con người. Khác biệt nhất là cơ chế tác động của nó đã được xác nhận bởi công nghệ, quy trình, quy phạm nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm lâm sàng và bảo quản rất chặt chẽ. Tác động của vắc xin vào cơ thể là tạo kháng thể, tăng khả năng miễn dịch, ngoài ra còn tác động vào hệ gien, ADN, ARN và mật mã di truyền… Nó có thể tạo ra các di chứng lâu dài cho con người và có thể qua nhiều thế hệ… Tai họa thật khôn lường nếu sử dụng không đúng!

Với vắc xin phòng ngừa COVID-19, do tính cấp bách của dịch tễ mà người ta châm chước nhiều về quy trình tiêu chuẩn nghiên cứu thử nghiệm cũng như sản xuất, xuất khẩu so với các loại vắc xin trước đó. Tuy nhiên vẫn phải rất cẩn trọng bởi nó là... vắc xin.

Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế, GS-TS Nguyễn Thanh Long có cam kết với Chính phủ, với quốc dân đồng bào về sự an toàn của các lô vắc xin gia hạn đó. Và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố. Chúng tôi tha thiết mong Thủ tướng giao cho Tổng thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra mấy lô vắc xin quá hạn kia!

Tuần qua ở nước ta số ca mắc COVID-19 mới luôn ở mức cao, thường trên dưới 13.000 ca/ngày, có ngày trên 14.000 ca. Số trường hợp tử vong trên 180 người/ngày, có hôm gần 200 người, và từ đầu dịch tới nay đã gần 25.500 người chết. Vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng và nếu tiêm đủ 2 liều rồi có lẽ vẫn mắc nhưng nhẹ hơn, ít triệu chứng hơn, ít tử vong hơn…, song nó không đảm bảo trăm phần trăm. Vắc xin không hoàn toàn đảm bảo tiêu diệt và chặn đứng lây lan đại dịch, nhất là hiệu lực chỉ có giới hạn 5 - 6 tháng của nó.

Điều cơ bản là mỗi người đều phải cảnh giác trước dịch, chấp hành nghiêm chỉnh 5K để tự bảo vệ mình, người thân, cùng cộng đồng. Phải chú trọng nâng cao sức khỏe và chờ các loại thuốc đặc trị COVID-19. Đại đa số chúng ta đã trải qua và vượt qua được 4 lần bùng phát dịch, qua được những thời điểm cực kỳ nghiêm trọng tưởng như không vượt nổi. Xã hội đã bắt đầu quen với phương châm "chung sống với dịch” trong trạng thái “bình thường mới". Tôi tin rằng nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam ta, sẽ vượt qua đại dịch!

TS Nguyễn Văn Lạng (nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắk)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đôi lời về dịch COVID-19, vắc xin và những biện pháp chống dịch