Đáng chú ý, TP.HCM là trung tâm kinh tế của khu kinh tế trọng điểm phía nam nên nhận được số lượng dự án FDI lớn nhất. Và ở nhiều tỉnh thành khác, dòng vốn nước ngoài cũng tăng mạnh vào các khu công nghiệp

Dòng vốn nước ngoài FDI tăng mạnh vào các khu công nghiệp

Một Thế Giới | 27/09/2015, 16:28

Đáng chú ý, TP.HCM là trung tâm kinh tế của khu kinh tế trọng điểm phía nam nên nhận được số lượng dự án FDI lớn nhất. Và ở nhiều tỉnh thành khác, dòng vốn nước ngoài cũng tăng mạnh vào các khu công nghiệp

Theo báo cáo tình hình hoạt động các khu công nghiệp trên cả nước do Công ty Tư vấn bất động sản Savills Việt Nam vừa công bố, hoạt động đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng.
Theo đó, trong nửa đầu năm 2015, những dự án công nghiệp dệt may quy mô lớn được phê duyệt đã thúc đẩy lĩnh vực sản xuất, đóng góp 4,18 tỉ USD tương đương 76% nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới (FDI) vào Việt Nam
Được biết, với động lực từ Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành vải sợi - dệt may được kỳ vọng sẽ phát triển với tốc độ 2 con số khi TPP được ký kết, mặc dù hiệp định này vẫn chưa được thống nhất vào cuối tháng 7 vừa qua.
TPP sẽ ràng buộc các loại vải và hàng may mặc xuất khẩu phải có nguồn gốc nguyên liệu từ các nước tham gia vào hiệp định. Do đó, rất nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đã lên kế hoạch đầu tư để đón đầu cơ hội này.
Đáng chú ý, TP.HCM là trung tâm kinh tế của khu kinh tế trọng điểm phía nam nên nhận được số lượng dự án FDI lớn nhất. Tính riêng nửa đầu năm 2015, các doanh nghiệp Anh quốc đầu tư nhiều nhất vào thành phố, chiếm 59% vốn FDI, theo sau là các nhà đầu tư đến từ quần đảo British Virgin (15%), và Hàn Quốc đứng thứ 3 (10%).
Trong quý 1/2015, TP.HCM đã có 16 khu công nghiệp đang hoạt động với 2.300 ha diện tích đất cho thuê. Địa phương này đã thu hút 425 triệu đô la Mỹ từ FDI, tăng 50% so với năm ngoái.
Theo Savills, trong những năm gần đây, TP.HCM đã áp dụng chính sách thuế ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp mới hoạt động trong các ngành công nghệ cao và các ngành khoa học liên quan.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của TP.HCM đã và đang phát triển nhanh chóng với nhiều dự án đang được tiến hành, như đường cao tốc TP.HCM - Long Thành, tuyến metro số 1 và các đường vành đai của thành phố. Đầu năm 2016, hai tuyến đường trọng điểm sẽ khởi công xây dựng gồm tuyến đường vành đai 3 kết nối với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Còn tại Hà Nội, địa phương này có tổng số 12 KCN và khu công nghệ cao đang hoạt động với tổng diện tích đất 2.400 ha và khoảng 1.500 ha diện tích cho thuê.
Tính tới tháng 4.2015, các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút 55,1 triệu USD vốn đầu tư, tăng 52% so với năm ngoái. Hà Nội có tổng cộng 588 dự án vào các KCN Hà Nội bao gồm 312 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,85 tỉ USD và 276 dự án đầu tư trong nước với hơn 530 triệu USD vốn đăng ký.
Các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông tiếp tục là nhà đầu tư hàng đầu tại các KCN Hà Nội với các dự án tập trung vào kỹ thuật cơ khí, điện tử và các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dòng vốn nước ngoài FDI tăng mạnh vào các khu công nghiệp