Theo nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Khắc Huỳnh, hiện nay cần nhìn mối quan hệ Việt - Mỹ theo hướng phát triển và đi lên chứ không thể như trước kia, nhìn Mỹ là thù…

Dù ai làm tổng thống, Mỹ vẫn sẽ tăng cường ngoại giao với Việt Nam

Trí Lâm | 19/05/2016, 18:29

Theo nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Khắc Huỳnh, hiện nay cần nhìn mối quan hệ Việt - Mỹ theo hướng phát triển và đi lên chứ không thể như trước kia, nhìn Mỹ là thù…

Quan hệ Việt – Mỹ sẽ phát triển mạnh hơn

Trả lời báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một trong những người đi đầu trong việc kết nối, bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ nhận định rằng, chuyến thăm của Tổng thống Mỹđến Việt Nam sẽ đem đến lợi ích về nhiều mặt cho cả hai nước.

“Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói thì mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay nửa ấm nửa lạnh. Chúng ta cũng cần sự hỗ trợ quốc tế cho những vấn đề nan giải của mình, từ kinh tế cho đến an ninh quốc phòng. Việt Nam muốn có quan hệ tốt với cả thế giới chứ không riêng gì Mỹ nhưng Mỹ là quốc gia siêu cường, có quan hệ ngoại giao với Mỹ thì chúng ta tiến vào thế giới cũng thuận lợi hơn”,ông Thành nói.

Theo ông Thành, về mối quan hệ Việt - Mỹ, những cái lợi ích chung thì cố gắng phát huy còn những điều chưa tương đồng thì từ từ giải quyết, tạm gác lại để dần dần hiểu nhau.

Nói về việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cựu Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới rằng, hai nước bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, Tổng thống Mỹ có công lao lớn nhất là ôngBill Clinton.

Theo ông Huỳnh, về kế hoạch bình thường hóa quan hệ ngoại giao, sau khi thỏa thuận giải quyết xong các vấn đề như trao trả hài cốt những người mất trong chiến tranh; Mỹ giúp Việt Nam trong việc tháo gỡ bom mìn; giải quyết vấn đề con lai… từ năm 1990 thì đến 1995, 2 nước mới hoàn thành đàm phán bình thường hóa quan hệ ngoại giao và ký kết hiệp định song phương.

“Từ bình thường hóa quan hệ đến giờ là 21 năm, đã trải qua những cuộc gặp gỡ trực tiếp ở cấp cao, ta có Thủ tướng sang sau đó là có Chủ tịch nước rồi cao nhất là có Tổng bí thư. Về phía Mỹ cũng có 2 Tổng thống Mỹ sang thăm và sắp tới làông Obama sang. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa 2 nước ngày càng có những bước tiến lên”, ông Huỳnh nói.

Theo ông Huỳnh, bây giờ quan hệ Việt -Mỹ là bước vào giai đoạn bắt đầu có niềm tin và quan hệ thực tế với nhau. Chuyến thăm của ông Obama lần này là mở đầu giai đoạn mới, từng bước cải thiện quan hệ, gây tin cậy với nhau, không còn tâm lý thù địch, 2 bên đã thừa nhận chế độ của nhau. Khi Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư của Việt Nam cũng thừa nhận chếđộ này.

Nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Khắc Huỳnh - Ảnh: Trí Lâm

Về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sắp tới, theo ông Huỳnh, trước hết, Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam là vì lợi ích của Mỹ. Thực hiện động thái xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, đó là lợi ích chiến lược của Mỹ. Trong thời gian tới, dù là tổng thống nào thì phương châm này cũngsẽ được tiếp tục duy trì.

“Còn đối với Việt Nam ta cũng có lợi, chứ không có lợi thì đặt quan hệ ngoại giao làm gì?Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ - một nước lớn nhất thế giới và 1 nước đang nghèo và vươn lên, quan hệ thương mại, hợp tác giữa 2 nước có vẻ vẫn còn thấp so với tiềm năng lắm”, ông Huỳnh nói.

Cũng đồng tình với những ý kiến trên, cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng cũng chia sẻ với báo Một Thế Giới rằng, Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam dù có hơi muộn nhưng cũng đã thể hiện được phương châm tăng cường quan hệ ngoại giao đối với Việt Nam.

“Về phía ta, chuyến thăm đáp ứng mong mỏi của đại bộ phận nhân dân Việt Nam, giải tỏa tâm lý của bộ phận công chúng cho rằngViệt Nam còn ngần ngại trong quan hệ với Mỹ. Tôi cho rằng, sau chuyến thăm này, quan hệ hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa”,ông Phụng nói.

Mỹ cần thể hiện thái độ mạnh hơn trên Biển Đông

Ông Huỳnh nóirằng đây là chuyến thăm quan trọng đối với nhiều phía, cả Mỹ, Việt Nam, Đông Nam Á… và có tác động đến nhiều vấn đề như Biển Đông, kinh tế - xã hội… Đồng thời, chuyến thăm còn liên quan trực tiếp đến hành động Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông và ít nhiều tác động quan hệ quốc tế.

Nhấn mạnh về vấn đề Biển Đông, ông Huỳnh cho rằng hiện nayTrung Quốc đang có những động thái hết sức mạnh mẽ trong việc chiếm Biển Đông. Trong chuyến thăm lần này, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được đưa lên bàn nghị sự và Mỹ cũng cần phải có trách nhiệm trọng việc bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông, ngăn chặn bớt sự hung hăng, quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.

Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam thì không chỉ liên quan đến một mình Việt Nam mà còn liên quan đến nhiều nước. Indonesia suynghĩ thế nào? Singapore suy nghĩ thế nào? Nhật tính toán gì? Trung Quốc tính toán ra sao? Tất cả các khả năngđó Việt Nam đều phải tính đến, bởi nó tác động đế tất cả các nước có liên quan vấn đề Biển Đông, đến châu Á.

Nói về vấn đề Biển Đông, ông Lê Công Phụng cho rằngMỹ sẽ can thiệp để đảm bao an ninh, tự do hàng hải vì lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, việc chủ quyền thì phải tự chúng ta, chứ Mỹ không bao giờ hy sinh lợi ích của mình để giành chủ quyền cho Việt Nam.

Về việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, theo ông Lê Công Phụng, nếu Mỹ vẫn cấm vận vũ khí sát thương thì quan hệ hai nước vẫn chưa hoàn toàn bình thường. Nếu quan hệ chưa hoàn toàn bình thường hóa thì dù có cởi mởđến mấy vẫn cóvướng mắc nhất định.

“Tuy nhiên, về lợi ích thực chất mà nói thì việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí không quá quan trọng trong thời điểm này,nhưng về mặt tinh thần và cải thiện mối quan hệ thì điều đó lại khá quan trọng, tạo thêm sự tin tưởng giữa hai phía”,ông Phụng nói.

Kết luận lại vấn đề, ông Nguyễn Khắc Huỳnh nhấn mạnh, hiện nay cần nhìn mối quan hệ Việt - Mỹ theo hướng phát triển và đi lên chứ không thể như mấy chục năm trước, nhìn Mỹ là thù.

“Tất nhiên giữa hai nước vẫn còn những bất đồng do hậu quả lịch sử. Hainước thù hằn nhau lâu dài vì chiến tranh, rồi về nhân quyền, dân chủ... nhưng bây giờ phải cải thiện quan hệ 2 nước, chân thành hơn, gần gũi hơn, có niềm tin với nhau rõ hơn”,ông Huỳnh kỳ vọng.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dù ai làm tổng thống, Mỹ vẫn sẽ tăng cường ngoại giao với Việt Nam