Trong 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ, năm 2019, du lịch Hậu Giang (HG) xếp thứ 13 về tổng doanh thu và tổng lượng khách; xếp thứ 12 về khách quốc tế và thứ 10 về doanh thu đầu khách.

Du lịch Hậu Giang chuyển mình

Nguyễn Văn Mỹ | 27/07/2022, 07:58

Trong 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ, năm 2019, du lịch Hậu Giang (HG) xếp thứ 13 về tổng doanh thu và tổng lượng khách; xếp thứ 12 về khách quốc tế và thứ 10 về doanh thu đầu khách.

Về địa lý, HG là trung tâm của Tây Nam bộ, kênh rạch chằng chịt, tỉ lệ cao nhát vùng. HG là tỉnh đặc trưng nông nghiệp, bạt ngàn đồng ruộng và vườn cây trái. Tỉnh có nhiều sản phẩm OCOP độc đáo. Đường nông thôn mới nhiều lối đẹp như tranh. Kênh xáng Xa No (tiếng Khmer là cây điên điển), con đường lúa gạo của Tây Nam Bộ, nay là thủy lộ du lịch, hoàn thành năm 1903, dài gần 40 km, như dải lụa làm đẹp cho Vị Thanh. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, nôm na là “Vùng đất trũng ngập nước của ông trời”. Ngay tên gọi đã nói lên giá trị. Lung có diện tích 2.800 ha, hệ động thực vật phong phú, đa dạng sinh học – “mỏ vàng” của du lịch HG.

HG còn có chợ quê đúng nghĩa ở Vị Thanh. Chợ họp từ 3 giờ. Nắng lên (chừng 8 giờ) là vãn. Giữa khuya, các đường phố đang ngái ngủ, bỗng rộn ràng âm thanh ruộng vườn, í ới gọi nhau. Từng tốp nông dân lũ lượt đổ về chợ quê với những sản vật địa phương như trẩy hội. Bà con gọi là chợ đồng quê vì chợ toàn sản vật đồng quê.

Dân du lịch gọi chợ quê là “chợ chồm hổm”, chợ bệt vì kiểu ngồi của người bán lẫn người mua. Bà con Vị Thanh gọi là chợ đồng quê vì chợ toàn sản vật đồng quê. Chợ cùng tuổi với thành phố Vị Thanh, năm 2010, khi thị xã Vị Thanh được nâng cấp thành thành phố. Chợ quê là mong ước của người dân vùng kênh Xà No, muốn níu giữ “hương đồng gió nội” cho phố thị quê nhà.

chochomhom.jpg
Chợ quê ở Hậu Giang với những sản phẩm cây nhà lá vườn do người nông dân trồng và mang đến bán

Chợ toàn dân “nhà quê chính hiệu”, mộc mạc và chân chất. Từ ăn mặc tới lời nói và sự thân thiện. Đi chợ lúc nửa đêm về sáng, khi trời vừa hửng, hay lấp ló bình minh đều có những thú vị riêng. Dù khuya hay sáng sớm, người mua cứ tha hồ hỏi giá, săm soi lựa chọn mà không sợ bị lườm nguýt hay đốt phong long. Dân thành phố, "mất gốc" quê từ lâu, thích đi chợ để no nê ngắm nhìn, thỏa thuê với âm sắc, mùi vị và "ngụp lặn" trong những hoài niệm xa xưa.

Ẩm thực HG lừng danh với khóm (thơm, dứa) Cầu Đúc; cá thác lác và đọt choại (rau choại, rau chạy). Cầu Đúc, nơi khai sinh đặc sản “Củ hủ khóm” đầu tiên ở Việt Nam (và cả thế giới?) để làm bánh xèo, nấu lẩu, xáo vịt, xáo gà, xào thập cẩm, làm dưa… thì ăn “quên đường về”. Mứt khóm lạ miêng, ăn là ghiền; cá thác lác và đọt choại nhiều nơi có nhưng ở HG có cách chế biến và hương vị riêng, không lẫn vào đâu được. HG vừa xác lập kỷ lục Guiness các loại món ngon từ khóm và cá thác lác, mỗi thứ 104 món. Rồi đây, các nhà hàng HG sẽ có buffet khóm, buffet thác lác.

Trà mãng cầu, thức uống ngừa ung thư; hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân; tăng cường hệ miễn dịch, lưu thông máu; làm đẹp da. Bưởi non sấy khô, dòn, thơm dịu, ngọt thanh; càng ăn càng khoái. Món ngon nay có tác dụng giảm cân; đặc biệt trị gan nhiễm mỡ và mỡ máu. Sữa chua dê sấy khô, bỏ vào miêng tan dần, chua mát, ngọt nhẹ, thơm mùi sữa đã ăn là không thể dừng. Mắm sặc chưng đóng hộp “ngon bá cháy”, rất tiện lợi cho những bữa ăn dã chiến và đi nước ngoài…

Du lich HG còn có chợ nổi Phụng Hiệp, từng là top chợ nổi hàng đầu châu Á. Rừng tràm và vườn trầu Vị Thủy, vườn quýt Long Trị, công viên Xà No, nhà thờ Vị Hưng, chùa Aranhut, công viên giải trí Kittyd & Minnied; các di tích chiến thắng Tầm Vu, Chương Thiện…

Trước dịch, du lịch HG lưu trú nghèo nàn, sản phẩm đơn điệu nên “đội sổ” du lịch là đương nhiên. Hậu dịch, du lịch HG quyết tâm tăng tốc. Khi cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân đồng lòng, tất cả đều có thể.

haugiang1.png
Một góc Hậu Giang 
Bài liên quan
Huế - điểm đến để du lịch tiết kiệm trong tháng 4 và 5 ở châu Á
Với giá phòng trung bình 43USD (khoảng 1.066.000 đồng), Huế đã vượt qua Ninh Bình, nơi từng đứng đầu bảng xếp hạng "Những điểm đến có giá phòng rẻ nhất" vào năm ngoái của Agoda.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch Hậu Giang chuyển mình