Ở Thái Lan, chùa vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, vừa là điểm neo đậu tâm hồn yêu tự do của người dân Thái. Chùa là di sản văn hóa tuyệt vời trong kho tàng văn hóa Thái Lan, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trên thế giới.

Du lịch tâm linh: Chùa Thái Lan, điểm neo đậu tâm hồn yêu tự do của con người

Sơn Phạm | 27/06/2017, 16:35

Ở Thái Lan, chùa vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, vừa là điểm neo đậu tâm hồn yêu tự do của người dân Thái. Chùa là di sản văn hóa tuyệt vời trong kho tàng văn hóa Thái Lan, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trên thế giới.

Thái Lan là một vương quốc lấy Phật giáo làm quốc giáo, 95% người dân Thái Lan theo Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa). Tinh thần từ bi, hỷ xả của giáo lý Phật giáo ngấm sâu vào tiềm thức của người dân Thái Lan làm cho đất nước này nổi tiếng là “đất nước của những nụ cười”, “đất nước của tự do” (Thai - có nghĩa là tự do).

Chùa trong đời sống và tâm thứccủa người dân Thái

Đối với người dân Thái Lan, chùa là mộttrung tâmvăn hóa chính trị là nơi bảo tồn các di sản văn hóa quý giá nhất của địa phương. Cũng như chùa ở Việt Nam vào thời Lý - Trần, hoặc đình Việt Nam vào thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn, chùa ở Thái Lan là trung tâm sinh hoạt văn hóa và chính trị cộng đồng. Trong mỗi ngôi chùa Thái luôn có một phòng hội họp rộng lớn và một sân chơi thể thao. Những cuộc hội họp, bầu cử quốc hội, tuyển quân, meeting đều được tổ chức tại chùa. Thanh thiếu niên và dân cư có thể đến chơi thể thao, tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Chính vì thế mà chùa là nơibảo tồnnhữngbài hát,điệu nhảy, những vở kịchtruyền thốngcógiá trịcủa Thái Lan. Những ngôi chùa với kiến trúc cổ xưa với các bức tượng được lưu giữ hàng chục thế kỷ là nơi bảo tồn tốt nhất các nguyên mẫu của đủ các phong cách kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ của Thái Lan từ xưacho đếnnay.

Những di sản văn hóa tinh thần quý giá nhất cũng được giữ gìn ở các ngôi chùa nhưbộĐại Tạng Kinhviết trênlá bốibằng tiếng Pàli, những bộ sửcủa các vương triều Thái Lan, những sách cógiá trịthời cổ đại về tiến trình giao thương của Thái Lan với các quốc gia khác được viết trên lá cau, lá dừa... cũng được lưu giữ tại các ngôi chùa.

Chùa cũng là nơi cất giữ một cách an toàn những di sản văn hóa vật thể quý giá thậm chí vô giácủa dân tộc Thái, như những pho tượng, phần lớn được đúc bằng vàng, đồng và ngọc. Người Thái có niềm tin sắt đá rằng những pho tượnglâu đời này có mộtsức mạnhtâm linhvô cùngđặc biệt, có thểtiên báonhữngsự kiệnnguy hiểm vàtai họasắp xảy ra cho người dân Thái. Vì thế họ trân trọng và gìn giữ chúng không phải vì giá trị kinh tế (do làm bằng các vật liệu quý giá) mà quan trọng nhất là giá trị tâm linh.

Chùa, không chỉ là nơi cất giữ các di sản văn hóa cộng đồng, mà đối với người Thái còn làmột kho tàngan toànnhất để họ cất giữ tài sản riêng của mình.Người dân Thái Lan thườngmang những đồ quý giá của họ gửi vào chùa, nhờ các vị sư trông coi và cất giữ hộ để giải thoát khỏi cảm giác bất an và lo lắng khi giữ các đồ vật quý giá trong nhà.

Chùa cũng lànơi tạm trúnếu du khách chưa kịp tìm nhà trọ. Cánh cửa chùa luôn rộng mở cho những ai cần đến, luôn sẵn sàng giúp đỡ cho tất cảmọi ngườidân. Nhiều người nghèo ở nông thôn có con đi học ở Bangkok hay ở những thành phố khác, không có tiền trả ký túc xá, họ đã gởi con vào tạm trú trong chùa.

Chùa - điểm du lịch yêu thích của du khách

Với việc hàm chứa các giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh như đã nêu trên, những ngôi chùa luôn là điểm thu hút nhiều khách du lịch mỗi khi đến Thái Lan. Du khách đến đây để chiêm ngưỡng những kiệt tác về kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ vô cùng độc đáo của chùa Thái. Du khách cũng đắm mình vào một không gian linh thiêng, tinh khiết để thể xác luôn an lạc, tinh thần luôn sáng suốt, trí tuệ luôn khai mở và trái tim lúc nào cũng tràn ngập yêu thương.

Một trong điểm đến vô cùng hấp dẫn của Thái Lan chính là ngôi chùa Vàng (Wat Traimit). Đây là một ngôi chùa có kiến trúc khá đặc biệt, nhìn bề thế, uy nghi với các mái ngói chồng lớp lớp, với những tháp nhọn vươn cao, một kiểu kiến trúc rất đặc trưng của Thái Lan. Nhưng hấp dẫn nhất chính là pho tượng vàng ròng nặng tới 5,5 tấn hiện được lưu giữ trong chùa. Pho tượng không chỉ quý giá về mặt kinh tế, nó còn có giá trị điêu khắc vô cùng độc đáo. Những chi tiết trên pho tượng đều được thể hiện vô cùng sống động, tinh xảo. Đặc biệt là khuôn mặt và bàn tay của pho tượng. Với dáng ngồi uy nghi, khuôn mặt của tượng có đôi mắt khép hờ thể hiện rõ sự an tịnh thuần khiết của Đức Phật. Đôi bàn tay của pho tượng được tạo tác vô cùng tinh xảo với các ngón tay dài, thon thả, rất đẹp và tư thế rất thoải mái, tự nhiên.

Bên cạnh đó, pho tượng còn thu hút du khách thập phương bởi một lịch sử mang nhiều tính huyền bí. Đây là pho tượng được đúc vào thế kỷ XIII bằng vàng khối. Nhưng do loạn lạc nên các sư đã bọc bên ngoài pho tượng vàng ròng này một lớp bê tông để bảo vệ pho tượng, vì thế một thời gian dài pho tượng bị bỏ vạ vật tại những nơi không mấy ai quan tâm đến. Một lần do phải di chuyển, người ta dùng cần cẩu để cẩu pho tượng “bê tông” nặng trịch này chuyển đi nơi khác. Do quá nặng pho tượng bị đứt dây rơi xuống một đầm lầy. Người ta cũng chả muốn vớt lên, bỏ mặc pho tượng nằm im dưới đám bùn đất đó. Một đêm sư trụ trì tại chùa Traimit nằm mơ thấy Phật bảo phải vớt pho tượng đó lên, vì đó là một pho tượng vàng. Tỉnh dậy nhà sư cho người mò trục vớt pho tượng, nhìn thấy màu vàng lộ ra sau một miếng bê tông bị vỡ, sư vô cùng kinh ngạc bởi những điều Phật báo trong giấc mơ là thực. Họ mang pho tượng về, bóc lớp bê tông bên ngoài đi và thấy một pho tượng vàng óng ánh, uy nghi, nặng tới 5,5 tấn. Pho tượng được rước về thờ tại chùa Traimit ở kinh đô Bangkok, chính vì có pho tượng vàng quý giá ấy mà người ta gọi ngôi chùa này là chùa Vàng.

Chùa Vàng hiện là một nơi linh thiêng, khói hương luôn ngan ngát, dân cư và du khách thập phương đến hành lễ vô cùng trang trọng trước pho tượng Phật vàng.

Thạc sĩ Văn hóa Nguyễn Thị Kim Loan/DDVN
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch tâm linh: Chùa Thái Lan, điểm neo đậu tâm hồn yêu tự do của con người