Chỉ mới khoảng hơn 1 triệu lượt khách Trung Quốc vào, ngành du lịch Việt Nam đã chới với như thực tế thời gian vừa qua. Dự báo sắp tới có hơn 2 triệu lượt khách Trung Quốc vào mà đến cả những điều bất cập trong luật Du lịch Việt Nam vẫn chưa kịp sửa.

Du lịch Việt Nam đang 'hít khói ô nhiễm' do chính cách quản lý của mình

Lê Đình Dũng | 09/07/2016, 18:52

Chỉ mới khoảng hơn 1 triệu lượt khách Trung Quốc vào, ngành du lịch Việt Nam đã chới với như thực tế thời gian vừa qua. Dự báo sắp tới có hơn 2 triệu lượt khách Trung Quốc vào mà đến cả những điều bất cập trong luật Du lịch Việt Nam vẫn chưa kịp sửa.

‘Hết sức bình tĩnh’

Sau nhiều vụ lộn xộn liên quan đến khách du lịch và hướng dẫn viên (HDV) người Trung Quốc (TQ), Hàn Quốc (HQ) xảy ra thời gian qua, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ VH-TT-DL đã thành lập đoàn công tác do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái dẫn đầu làm việc với các tỉnh phát triển mạnh về ngành du lịch ở miền Trung gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế.

Ông Huỳnh Vĩnh Ái thừa nhận: “Khách du lịch quá đông so với dự kiến ban đầu, so với sứcđón tiếp và sự chuẩn bị của chúng ta. Nguyên nhân đã tìm ra rõ rồi, do khách tăng trưởng nóng, chúng ta chưa chuẩn bị, HDV chưa đáp ứng yêu cầu, điều kiện con người chưa ổn, quản lý chưa tốt, bộ máy thanh tra kiểm tra chưa đủ sức, sự phối hợp giữa các ngành chưa nhịp nhàng, cạnh tranh giữa các công ty trong và nước ngoài không lành mạnh”.

Vị này cho hay: “Quan điểm của Bộ là xử lý nhanh cái này. Chúng ta mới có 8 triệu khách du lịch (năm 2015), năm nay hơn chút ít mà đã cảm thấy chới vớithế thì Singapore, Thái Lan mấy chục triệu thì họ hành xử thế nào. Trước tình hình này đề nghị chúng ta phải hết sức bình tĩnh để tìm nguyên nhân xử lý”.

Báo cáo từ Sở Du lịch Đà Nẵng cho thấy lượng khách TQ đến địa phương này luôn dẫn đầunhững năm gần đây. Cụ thể, năm 2015 xếp vị trí thứ nhất với 304.044 lượt khách, chiếm 24,01%; 6 tháng năm 2016 ước đạt 211.079 lượt khách, chiếm 26,53%.

Hiện thành phố này có 19 công ty lữ hành quốc tế và 7 chinhánh chuyên khai thác thị trường khách TQ. Thành phố có 2.238 HDVtrong đó HDV quốc tế tiếng TQ được cấp thẻ là 360 người; bên cạnh đó còn có khoảng 60 HDV từ các địa phương khác đến Đà Nẵng hoạt động.

Tình trạng khách du lịch và HDV chui người TQ, HQ phạm pháp cũng rộ lên nhiều nhất ở Đà Nẵng. TP này đã phát hiện và xử phạt 5 người HQ vi phạmvới số tiền 90 triệu đồng, 2 người HQ đưa vào diện chưa cho nhập cảnh trong thời hạn 3 năm. Phạt hành chính hơn 120 triệu đồng đối với 6 cá nhân người TQ vi phạm các quy định về nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác không phép.

Đặc biệt, Đà Nẵng cũngphát hiện và xử phạt 4 HDV Việt Nam vi phạm trong quá trình hành nghềvới số tiền 20 triệu đồng; phát hiện và xử phạt Công ty TNHH MTV Thương mại và Du lịch Landscape tổng số tiền 20 triệu đồng; tước giấy phép lữ hành quốc tế 24 tháng đối với hành vi cho tổ chức cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động kinh doanh lữ hành. Trong quá trình kiểm tra tại công ty này cũng đã phát hiện 1 người TQ làm việc "chui" tại đây.

Ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam thông tin, mỗi năm địa phương này đón gần 4 triệu lượt khách; trong đó khách Đông Bắc Á (TQ, HQ, Nhật Bản) chiếm khoảng 14%, thị trường khách châu Âu và Bắc Mỹ là chính. Ông này thừa nhận thời gian gần đây có tình trạng một số đoàn khách vào không sử dụng HDV Việt Nammà sử dụng HDV của họ. Tỉnh Quảng Nam đã phát hiện và xử pạt 2 trường hợp gồm 1 cá nhân và 1 công ty.

Đại diện Sở VH-TT-DL tỉnh Thừa Thiên-Huế cho hay, do di sản văn hóa Huế gần tương đồng với TQ nên khách TQ không đến nhiều. Trái lại, thời gian gần đây lượng khách HQ tăng đột biến và dẫn đầu về thị trường khách đến. Ngành chức năng tỉnh này đã phát hiện 1 trường hợp HDV người HQ và phạt 20 triệu đồng.

Lãnh đạo Bộ VH-TT-DL họp bàn với các địa phương miền Trung tìm giải pháp trong cơn chới với'vì khách vào quá đông - Ảnh: Lê Đình Dũng.

Một ngành du lịch nhiều yếu kém

Chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL Vũ Xuân Thành thừa nhận nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng trên là do thiếu HDV du lịch. “Theo Luật Du lịch hiện nay, HDV phải có trình độ đại họcmà trường của chúng ta (Bộ VH-TT-DL, hệ thống các trường ở Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang) toàn trường cao đẳng”.

“Tới đây tăng trưởng lên 2,5 triệu khách TQ thì chúng ta lấy đâu ra HDV để làm. Rõ ràng trách nhiệm quản lý đang có vấn đề nên phải giật áo vá vai thôi”, ông Thành nói. “Mãi mãi chúng ta sẽ thiếu HDV nếu cứ như thế này. Thái Lan 5 triệu khách TQ đến người ta vẫn đón tốt; còn ta mới hơn 1 triệu mà loay hoay”.

Cũng thật "choáng" khi biết rằng ở Quảng Nam mới chỉ có 5 người thuyết minhchuyên về tiếng Trung, Đà Nẵng có 360 HDV tiếng TQ được cấp thẻ, Thừa Thiên-Huế có 60 HDV nhưng chủ yếu hoạt động ở Đà Nẵng.

Lý giải về việc này, ông Hà Văn Siêu - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT-DL)cho rằng động lực học ngoại ngữ để làm HDV hai thứ tiếng này không cao vì giá tour thấp, bị cắt giảm các chi phi phí nên nguồn thu nhập của HDV không hấp dẫn. Trong khi đó, các công ty lữ hành của TQ, HQ có xu hướng bao thầu trọn gói từ vận chuyển cho đến các dịch vụ mặt đất, kể cả khách sạn.

Ông Siêu nói: “Khi năng lực quản lý đón tiếp của mình chưa theo kịp, đồng thời bị sức ép từ thị trường này nên sinh ra vậy. Đã xảy ra thực tế các hãng trong nước cạnh tranh nhau để giành giật khách, ở nước ngoài cũng cạnh tranh nhau để đưa khách giá thấp nhất. Từ đó dẫn đến giảm giá bán và tạo ra cạnh tranh không lành mạnh”.

Trái lại, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái chỉ thẳng ra rằng, có trách nhiệm của Tổng cục Du lịch trong việc dự báo tình hình tăng trưởng khách du lịch nói chung và khách TQ nói riêng.

Cũng nằm trong hạn chế của ngành du lịch Việt Nam, Chánh thanh tra Vũ Xuân Thành nhận địnhnhân sự của ngành này quá mỏng để kiểm soát tình hình. “Bây giờ mà một mình ngành du lịch thì làm không nổi. Như Sở Du lịch Đà Nẵng chỉ có 3 thanh tra thì quản sao hết. Nên Bộ VH-TT-DLphải phối hợp với Bộ Nội vụ để xem xét về biên chế cho các địa phương đặc thù về du lịch”.

Ông Ngô Quang Vinh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng nói: “Đối với các địa phương trọng điểmnên xem xét lập cảnh sát du lịchmới đủ sức thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm. Việc này TP.HCM đã kiến nghị 2 năm rồi nhưng Bộ Chính trị chưa cho ý kiến. Các nước xung quanh như Thái Lan, Campuchia, Myanmar… đã làm hết nhưng mình thì vẫn loay hoay dù du lịch đang phát triển nóng”.

Chưa nói, một số địa phương và ngành giao thông dồn dập mở đường bay một cách tự phát mà không cónghiên cứu về lộ trình,thị trường…

Loay hoay với những giải pháp trước mắt

Luật không mang tính dài hạn, không có tính dự báo, các cấp ngành vẫn trong thế bị động nên có thể nói ngành du lịch Việt Nam đang chạy sau hít khói ‘ô nhiễm’ từ môi trường mình đang quản lý.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái - Ảnh: Lê Đình Dũng.

Theo dự báo, thời gian từ tháng 6 đến tháng 10.2016, lượng khách TQ, HQ sẽ tiếp tục tăng mạnh; riêng khách TQ có thể lên tới 2,5 triệu lượt. Trong lúc chờ sửa đổi được những phạm trù mang tính dài hạn, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo các địa phương giải quyết các vấn đề mang tính trước mắt.

Theo đó, ông Ái đồng ý đề nghị của Đà Nẵng học tập kinh nghiệm TP.HCM thành lập đội liên ngành để xử lý nhanh đối tượng núp bóng, ăn hoa hồng để cạnh tranh khách du lịch.

Ông Ái cũng giao Tổng cục Du lịch đề xuất giải quyết đặc cách HDV du lịch trong khi chờ đổi sửa luật. Vận động Hiệp hội Du lịch tham gia vào việc theo dõi, hỗ trợ; đề nghị bằng công văn đến mặt trận, đoàn thể các địa phương tham gia phát hiện đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp sai phạm; kiên quyết rà soát lại giấy phép cấp cho các công ty lữ hành quốc tế có đủ điều kiện hay không và nhắc nhở tất cả các công ty này nếu làm không tốt sẽ xử lý.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Du lịch phải nghiên cứu thị trường căn cơ và hợp lý hơn. “Đề nghị Tổng cục phải nghiên cứu và có dự báo trong tháng như Bộ KH-ĐT hay dự báo giá cả hàng tuầnđể địa phương và doanh nghiệp biết được mà đối phó tốt hơn”.

Về đề nghị thành lập cảnh sát du lịch, ông Ái cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thêm; trước mắt sẽ phối hợpBộ Công an để giao cho một đơn vị đảm nhiệm có vai trò xử lý như cảnh sát du lịch.

Ông Ái cũng khuyến nghị các tỉnh đề xuất Bộ GTVT cân nhắc mở đường bay như thế nào cho hợp lý, cân đối hơn.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch Việt Nam đang 'hít khói ô nhiễm' do chính cách quản lý của mình