Thành phố Vô Tích cho biết đã tiêu hủy 1 tỉ dữ liệu cá nhân được thu thập trong đại dịch, khi chính quyền địa phương dần dỡ bỏ các hệ thống giám sát và theo dõi SARS-CoV-2 của họ sau khi Trung Quốc bỏ chính sách Zero COVID gây tranh cãi.
Bà Vũ Hoàng Yến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Be Group cho rằng người Việt cần có ý thức bảo vệ "chủ quyền số" của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt phải liên kết, tạo nên hệ sinh thái số thuần Việt lớn mạnh.
"Họp ở đây nhưng lãnh đạo Chính phủ có thể biết được tình hình, kết quả thực hiện thủ tục hành chính của một xã, một huyện, thậm chí một hồ sơ đến từng cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết theo thời gian thực", Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho hay.
Trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần, các chuyên gia công nghệ Trung Quốc xôn xao vì chatbot AI mới từ OpenAI, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại thành phố San Francisco (Mỹ) được Microsoft đầu tư hàng tỉ USD.
Trong 10 năm Peter Wennink điều hành ASML, Trung Quốc từ nơi chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trở thành thị trường lớn thứ ba của công ty cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu thế giới này.
Đài CNN đưa tin hãng thiết bị chip Hà Lan ASML vừa cáo buộc một cựu nhân viên của họ tại Trung Quốc đánh cắp dữ liệu liên quan đến công nghệ độc quyền của công ty.
Đầu tháng 1, một nhân viên Microsoft hỏi trong diễn đàn nội bộ rằng liệu ChatGPT hay bất kỳ ưu đãi nào khác từ OpenAI, nhà sản xuất chatbot này, có được phép sử dụng tại nơi làm việc hay không.
Twitter vừa cho biết vụ rò rỉ dữ liệu chứa hơn 200 triệu tên và địa chỉ email người dùng không phải là kết quả của việc khai thác bất kỳ lỗi kỹ thuật nào trên nền tảng của họ.
Trong bối cảnh thiếu hụt khí đốt sưởi ấm, nhiều quốc gia châu Âu tìm kiếm nguồn lực hiện có để giải quyết vấn đề. Một trong số đó là trung tâm dữ liệu của các “ông lớn” công nghệ.
Meta Platforms đã đồng ý trả 725 triệu USD để giải quyết vụ kiện tập thể cáo buộc Facebook cho phép các bên thứ ba, gồm cả Cambridge Analytica, truy cập thông tin cá nhân của hàng chục triệu người dùng.