Với mong muốn đưa hoạt động đăng ký hiến tặng mô, tạng, hiến xác trở thành phong trào, hoạt động thường quy như các phong trào hiến máu nhân đạo, tối 27.11, tại chùa Giác Ngộ (TP.HCM), Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người – Bộ Y tế đã phối hợp với Quỹ Phật giáo ngày nay tổ chức Lễ phát động đăng ký hiến mô, tạng và hiến xác cho y học.
Theo thượng tọa Thích Nhật Từ - Trụ trì chùa Giác Ngộ (TP.HCM),trong giáo lý của Đức Phật thì thân thể con người là vô ngã, chứ không phải tự ngã.Chúng ta không sở hữu vĩnh viễn thân thể của mình. “Thân thể của chúng ta chỉ là vay mượn nên khi qua đời không có lý do gì chúng ta không hiến tặng một bộ phận nào đó của cơ thể cho những người đang cần để tiếp tục sự sống”, thượng tọa Thích NhậtTừ nói.
Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng cho biết cách đây 26 thế kỷ, Đức Phật đã kêu gọi chúng sinh bố thí nội tạng. “Đức Phật kêu gọi bố thí nội tạng là để hướng đến đạo quả, chúng ta gieo nhân tốt thì sẽ được quả tốt”, thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ.
Thượng tọa Thích NhậtTừ cũng bác bỏ quan niệm cho rằng khi con người chết đi mà mất một phần thân thể thì kiếp sau tái sinh cơ thể sẽ không toàn vẹn.
“Đây là một quan niệm mê tín dị đoan. Một số phật tử theo trường phái cực đoancho rằng trong vòng 8 tiếng đồng hồ sau khi mất tâm thức chưa rời khỏi cơ thểnên trong thời gian đó bất cứ ai đụng vào cơ thể sẽ gây đau nhức và không tái sinh tốt là trái với giáo lý Phật dạy. Chính suy nghĩ này mà nhiều người đã tỏ ra sợ hãi khi tham gia hiến mô, tạng gây cản trở cho hoạt động ghép, mô tạng hiện nay”, thượng tọa Thích Nhật Từ nói.
Thượng tọa Thích NhậtTừ đã kêu gọi các tăng ni, phật tửđăng ký hiến mô, tạng và hiến xác cho khoa học. Hưởng ứng lời kêu gọi này, ngay trong chiều 27.11 đã có khoảng400tăng ni, phật tử và người dân đến đăng ký hiến mô, tạng và hiến xác cho y học. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những ngày tới.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) cho hay hiện Việt Nam có khoảng 16.000 người đang có nhu cầu ghép tạng và hơn 300.000 người mù đang có nhu cầu ghép giác mạc nhưng nguồn mô, tạng đang rất khan hiếm không đủ đáp ứng, nhiều người đã phải tử vong vì sự chờ đợi. Đây là một điều đau xót của ngành y tế.
“Trên đời này không phải bất cứ ai từ khi sinh ra đến mất đi cũng có thể làm được việc thiện. Tuy nhiên việc hiến mô, tạng này ai cũng có thể làm được và đây làviệc làm nhân văn, đầy ý nghĩa. Bằng việc làm này chúng ta trao được một món quà đặc biệt cho cuộc sống này”, ông Phúc nói.
Hồ Quang