Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ 10 lọ thuốc kháng độc tố botulium vào ngày 8.9, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị tiếp nhận số thuốc này và sẽ vận chuyển cho các đơn vị khác theo nhu cầu thực tế của việc điều trị bệnh nhân.

Dùng 6 lọ thuốc WHO viện trợ cho bệnh nhân ngộ độc pa tê Minh Chay

13/09/2020, 16:00

Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ 10 lọ thuốc kháng độc tố botulium vào ngày 8.9, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị tiếp nhận số thuốc này và sẽ vận chuyển cho các đơn vị khác theo nhu cầu thực tế của việc điều trị bệnh nhân.

2 liều thuốc kháng độc tố Botulinum từ Thái Lan điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai có giá 8000 USD/lọ

Ngày 13.9, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết vừa tổ chức hội chẩn với các bệnh viện, nhằm điều phối thuốc kháng độc tố botulium từ Hà Nội vào các tỉnh, thành phía Nam. Đây là thuốc rất hiếm do ít được sản xuất vì không sử dụng phổ biến trên thế giới.

Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện có bệnh nhân, lựa chọn chỉ định theo tình trạng của từng người và điều phối thuốc.

Trong tổng số 11 bệnh nhân ở các tỉnh miền Nam, 6 lọ thuốc đã được điều phối cho 6 bệnh nhân nặng phải thở máy ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Khánh Hòa, Bệnh viện Đồng Nai.

Các bệnh viện hiện đã có phác đồ, được hướng dẫn theo dõi đánh giá bệnh nhân khi sử dụng. Các bệnh nhân nhẹ hơn hiện không phải dùng thuốc. Số thuốc còn lại sẽ được dự trù cho các bệnh nhân sắp tới.

Thuốc kháng độc tố Botulinum rất hiếm, WHO vừa viện trợ cho Việt Nam 10 lọ

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 3875/QĐ-KCB về việc ban hành hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc Botulinum. Theo đó, ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum là nặng, tỷ lệ tử vong cao, thời gian liệt kéo dài. Thời gian thở máy cần trung bình khoảng 2 tháng sau đó mới có thể cai được, song bệnh nhân cần nhiều tháng để hồi phục.

Các biến chứng chính: Nhiễm trùng bệnh viện, đặc biệt viêm phổi và các biến chứng của thở máy; các biến chứng do bất động, nằm kéo dài, loét; liệt ruột, táo bón, trào ngược, sặc phổi.

Để phòng bệnh, hướng dẫn nêu rõ:

- Các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Người dân chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.

- Thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi hoặc có vị thay đổi khác thường (chẳng hạn sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).

- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).

- Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín (nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum nếu không may có trong thực phẩm).

- Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống như dưa muối, măng, cà muối,… bạn cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Hôm 1.9, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế thông báo kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm pa tê Minh Chay của các lô khác nhau và phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum type B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Ngộ độc botulinum trong thực phẩm là dạng ngộ độc rất hiếm gặp. Ngộ độc liên quan đến độc tố có trong pa tê Minh Chay là vụ lớn nhất từ trước đến nay với số lượng người bệnh lên đến hàng chục người, trong đó có trên 10 người bệnh nặng.

P.V

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng 6 lọ thuốc WHO viện trợ cho bệnh nhân ngộ độc pa tê Minh Chay