Đại đa số người lớn thường được hưởng lợi từ 1,5 đến 2 xuất trái cây và 3 xuất rau xanh mỗi ngày (1 xuất tương đương 75 gam) nên sức khỏe luôn được đảm bảo, tuy nhiên chính con người lại lãng phí 25 đến 33% thực phẩm, trong đó có những bộ phận tốt nhất như dưới đây đã bị bỏ qua.
1. Vỏ táo
Vỏ táo rất giàu chất chống ôxy hóa có tên quercetin, có tác dụng hữu ích cho phổi và não. Ngoài ra, vỏ táo giàu chất xơ và vitamin hơn cả cùi hay thịt, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác, chưa hết gần một nửa vitamin C có trong quả táo nằm ở vỏ nên khi ăn mọi người không nên bỏ vỏ, tuy nhiên phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.
2. Thân cây cải xanh Thụy Sĩ
Theo một nghiên cứu công bố năm 2006, các loại thân cây rau có màu sáng rực thường có hàm lượng glutamine rất cao, trong đó có thân cải xanh Thụy Sĩ (Swiss Chard), hoặc thân cây rau dền đỏ. Glutamine là một loại acid amin đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các tổn thương cho cơ thể và rất nhiều tác dụng khác, Vì vậy hãy tận dụng tối đa những phần bên trong của các loại thân cây này, vừa ngon miệng lại có ích.
3. Vỏ cam
Theo một nghiên cứu thực hiện năm 2004, một loại hóa chất có trong vỏ cam và một số loại trái cây khác là flavon polymethoxylated, có tác dụng làm giảm cholesterol (mỡ máu) mạnh hơn so với một số loại thuốc mà con người hiện đang sử dụng. Ngoài ra, hợp chất này còn có tác dụng bảo vệ hệ thông hô hấp, và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất hiệu quả.
4. Lá củ cải đường
Mặc dù khi thu hoạch củ cải đường người ta thường lấy củ, còn phần lá lại bỏ phí nhưng theo cẩm nang nấu The Complete Leafy Greens Cookbook thì lá củ cải đường rất giàu chất xơ, canxi, sắt và nhiều thành phần hữu ích khác như vitamin A và K nên mọi người không nên bỏ phí, dùng làm rau ăn. Ví dụ dùng một nửa lá củ cải đường, một nửa cải xoăn sẽ tạo được món ăn hợp khẩu vị.
5. Vỏ dưa hấu
Theo đề tài do Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ thực hiện và công bố mới đây thì dưa hấu là món ăn rất bồi bổ cho sức khỏe con người vì có chứa một loại acid amin có tên L-citrulline, có tác dụng nâng cao sức khỏe cho nhóm vân động viên thể thao và giảm bớt nguy cơ đau nhức cơ bắp. Riêng vỏ dưa hấu (Watermelon Rind) cũng có tác dụng không kém phần thịt vì nó có chứa hợp chất citrulline, có tác dụng loại bỏ nitơ trong máu, vì vậy khi ăn không nên bỏ vỏ, nên dùng hợp cách để không lãng phí mà vẫn tận dụng được tối đa dưỡng chất.
6. Lá củ cải
Giống như củ cải, lá củ cải (Turnip Greens) có vị hăng ngọt ngào và hơi cay, có chứa hàm lượng vitamin A, K, chất xơ, sắt, kali và nhiều khoáng chất hữu ích khác. Có thể dùng để muối dưa hoặc chế biến thành các món ăn khác theo sở thích của các thành viên trong gia đình.
7. Vỏ khoa tây
Khoai tây là món ăn phổ biến, được nhiều người ưa thích, nhưng vỏ lại bị bỏ phí, song chính bộ phận này lại giàu chất xơ. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng và Ẩm thực (AND) Mỹ thì vỏ khoai tây còn có chứa các loại vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, canxi và kali... Tuy nhiên để ăn được phần vỏ này đòi hỏi phải có nghệ thuật chế biến, làm sao vừa ngon mắt, ngon miệng lại hợp vệ sinh.
8. Hạt bí ngô
Phải nói ngay rằng hạt bí ngô là một trong những bộ phận quan trọng, "hiếm" và chứa nhiều dưỡng nhất. Trung bình, nửa cốc hạt bí ngô cung cấp một lượng dưỡng chất magiê nhiều hơn mức khuyến cáo mỗi ngày. Nếu không đủ magiê, cơ thể có thể mắc bệnh tim mạch, loãng xương và đau đầu. Ngoài ra trong hạt bí ngô cò giàu chất sắt và protein, hợp chất thực vật phytosterol có tác dụng làm giảm mỡ máu xấu (cholesterol) và cuối cùng làm giảm bệnh tim mạch lẫn đột quỵ.
Khắc Nam (theo Huffington Post)
Ảnh minh họa (T.L)