Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, kích thích tố của ong có thể được sử dụng làm chất xua đuổi voi mà không gây nguy hiểm cho người hoặc voi trong bối cảnh môi trường sống của động vật hoang dã ngày càng bị thu hẹp.

Dùng mùi kích thích tố của ong để xua đuổi voi

31/07/2018, 05:37

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, kích thích tố của ong có thể được sử dụng làm chất xua đuổi voi mà không gây nguy hiểm cho người hoặc voi trong bối cảnh môi trường sống của động vật hoang dã ngày càng bị thu hẹp.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng kích thích tố của ong có thể được sử dụng làm chất xua đuổi voi - Ảnh: Cocoparrisienne

Theo Current Biology, mùi kích thích tố (pheromone) của ong khiến voi sợ hãi. Do đó, các kích thích tố của ong có thể được sử dụng làm chất xua đuổi voi mà không gây nguy hiểm cho người hoặc voi.

Ở châu Phi, các cuộc đụng độ giữa voi hoang dã và người không phải là hiếm và có thể gây kết cục bi thảm cho cả hai bên. Voi phá hủy môi trường, cây cối và đôi khi chúng có thể giẫm nát người. Người cũng thường giết hại những con voi lạc vào các khu định cư khi coi chúng là kẻ thù nguy hiểm.

Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm các phương tiện có thể khiến voi tránh xa nơi ở của người và cánh đồng là rất bức thiết, đặc biệt là với tốc độ tăng trưởng hiện tại của dân số châu Phi.

Trước đây, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng dùng tổ ong là một cách tốt để dọa voi và trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã làm việc theo hướng này. Thực tế là khi một con vật lớn tiến gần đến tổ ong, những con ong cảm thấy bị đe dọa và tiết ra những kích thích tố báo động để cảnh báo những con ong khác sẵn sàng xua đuổi địch đi. Voi đã học cách nhận ra mùi này và tránh xa nó để không bị ong đốt.

Giáo sư côn trùng học Mark G. Wright của Đại học Hawaii và các đồng nghiệp Nam Phi của ông đã tiến hành một thí nghiệm tại một trong những vườn quốc gia ở Nam Phi. Các nhà nghiên cứu sử dụng các sản phẩm SPLAT giải phóng mùi chậm, được sản xuất bởi công ty ISCA Technology và đặt trong đó một hỗn hợp các kích thích tố mà loài ong châu Phi Apis mellifera scutellata tiết ra khi gặp nguy hiểm.

Trong tất cả các thành phần tạo nên kích thích tố, chỉ có hai chất gây ra phản ứng mạnh ở ong - isoamyl acetate và 2-heptanone với tỷ lệ bằng nhau.

Hầu hết những con voi (trung bình 75%), tiếp cận khá gần với nơi có mùi, ngừng lại thận trọng và sau đó bỏ đi. Còn ở nhóm đối chứng, voi không cảm thấy mùi và không hề sợ sệt gì, cũng không hề rời đi.

Hiện một số nông dân đã sử dụng phương pháp này khi đặt tổ ong để bảo vệ các cánh đồng và khu vườn, nhưng nghiên cứu này mở ra một cơ hội mới - sử dụng kích thích tố để xua đuổi an toàn các loài động vật có vú lớn.

Nhu cầu này ngày càng trở nên cấp bách hơn, khi dân số tăng và diện tích các vùng đối đầu giữa con người với động vật hoang dã ngày càng mở rộng.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng mùi kích thích tố của ong để xua đuổi voi