Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định đường dây lừa đảo đầu tư tiền số iFan của Công ty Modern Tech cũng là một hoạt động trong kinh tế ngầm, gây hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội.

Đường dây lừa đảo đầu tư tiền số iFan cũng là một hoạt động kinh tế ngầm

11/04/2018, 13:58

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định đường dây lừa đảo đầu tư tiền số iFan của Công ty Modern Tech cũng là một hoạt động trong kinh tế ngầm, gây hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội.

Một trong những hoạt động của giới chủ tiền số iFan thu hút nhiều người tham gia - Ảnh từ Internet

Thống kê kinh tế ngầm đừng làm tăng trần nợ công

Bàn về vấn đề kinh tế ngầm, trong buổi tọa đàm công bố báo cáo vĩ mô quý 1/2018 (10.4), Viện trưởng Viện VEPRTS.Nguyễn Đức Thành cho biết đây là kinh tế phi chính thức, không đủ các yếu tố thị trường để hạch toán đầy đủ. Các giá trị gia tăng trong kinh tế phi chính thức không được phản ánh đưa vào hạch toán GDP.

Ông cho rằng có thể thừa nhận những khu vực này có giá trị gia tăng, nhưng thừa nhận xong để tăng vào GDP hay để có quyền tăng chi, tăng nợ công là không hợp lý.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan góp ý lĩnh vực kinh tế ngầm vẫn cần được đo, theo dõi và có cách để lượng định. “Ngay cả con số chính thức vẫn nói khoảng 31% lực lượng lao động Việt Nam nằm trong khu vực phi chính thức. Đấy là một lực lượng không hề nhỏ”, bà nói thêm.

Bà cũng cho hay vấn đề nên tránh trong vấn đề kinh tế ngầm là nhằm chứng minh GDP lớn hơn, từ đó tăng trần nợ công, tăng mức nợ công, tăng mức huy động ngân sách.

Theo bà trong thực tế không thể huy động giá trị gia tăng từ kinh tế ngầm để chạy theo thành tích ảo. Cùng với đó là vấn đề khả năng kiểm soát thực tế ở Việt Nam không dễ dàng, vấn đề hợp thức hóa nghề trong kinh tế ngầm vẫn còn nhiều tranh cãi.

Dẫn chứng thực tế gần nhất, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định đường dây lừa đảo đầu tư tiền số iFan của Công ty Modern Tech cũng là một hoạt động trong kinh tế ngầm, gây hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội.

Ông đề nghị Chính phủ cần phải có nghiên cứu sâu về kinh tế ngầm, các vấn đề mại dâm, bán hàng đa cấp, tiền số… để đánh giá tác động, quy mô của kinh tế ngầm tại Việt Nam.

Các chuyên gia thảo luận tại buổi tọa đàm - Ảnh Trịnh Giang

Vấn đề chính của việc tăng thuế là tính minh bạch

Nói về vấn đề nổi cộm hiện nay trong dư luận là việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng vấn đề chính của việc tăng thuế này là tính minh bạch.

“Thông thường ngành thuế và Nhà nước không giải trình được cho dân thu thuế của dân để sử dụng làm gì. Nếu tăng thuế thì phải chứng minh rõ môi trường được bảo vệ và cải thiện như thế nào với tiền thuế đó”, bà nói.

Theo bà Phạm Chi Lan, người dân rất băn khoăn lợi ích từ việc tăng thuế sẽ rơi vào túi ai, bởi vì tăng thế này nhóm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn được lợi rất lớn từ việc thu thêm, coi như là người có công thu hồi cho nước. Vậy phần đó có chính đáng hay không?

Nữ chuyên gia cũng cho rằng, nếu Nhà nước chứng minh được phục vụ cho người dân, minh bạch cách chi thì người dân sẽ đồng tình và sẵn sàng chấp thuận.

“Nhà nước không có hệ thông minh bạch và trách nhiệm giải trình để làm cho người dân yên tâm. Vì vậy mới dễ xảy ra phản ứng là cứ tăng thu là dân thấy có vấn đề, phản đối”, bà nhận định.

TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, việc tăng thuế môi trường đối với xăng dầu có công bằng không khi người tiêu dùng phải tra phí môi trường cho mặt hàng không ô nhiễm bằng than đá. “Tuy nhiên, Bộ Tài chính không làm như vậy vì thu thuế xăng dầu dễ hơn, dù xăng dầu gây ô nhiễm ít hơn than”, ông nói.

Còn TS.Vũ Sĩ Cường (Học viện Tài chính) cho biết thêm trước đây, dầu thô chiếm ¼ ngân sách, nay dầu thô theo ngân sách dự toán 2018 chỉ chiếm 3%. “Vấn đề đặt ra là lấy gì bù vào?”.

Theo TS.Cường, không nên kỳ thị thuế và phí mà “vấn đề thu và chi hiệu quả, hợp lý quan trọng hơn, chứ không phải cứ tăng thu là phản đối, đôi khi tăng thu là cần thiết dưới góc độ kinh tế”, ông Cường nói.

Title

Miễn thuế cho doanh nghiệp FDI tạo gánh nặng lên doanh nghiệp nội

Phân tích sâu hơn vấn đề, TS.Nguyễn Đức Thành Viện trưởng Viện VEPR nói việc chi tiêu không minh bạch, lãng phí, chi thường xuyên cao chưa giải trình cũng là nguyên nhân gây nên phản ứng của người dân về việc tăng thuế.

Theo ông, việc chi thường xuyên cao chưa có sự chuyển biến nào. Chi thường xuyên trong quý 1/2018 chiếm 75,6% tổng chi ngân sách, trong khi chi cho đầu tư, phát triển chỉ chiếm 14,2% cho thấy chi thườnng xuyên, chi cho bộ máy rất cồng kềnh.

Ông nhận định bộ máy nhà nước đang có sự cải cách, bước tiến tốt như thảo luận sáp nhập 5 đoàn thể lớn vào các khối hay quyết tâm cải cách của Bộ Công an, Bộ Tài chính… là những chuyển biến tích cực để giảm chi tiêu cho bộ máy hiện nay.

Cũng theo TS.Thành, hiện nay doanh nghiệp FDI đang ngày càng thống trị nền sản xuất khiến các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng nhỏ đi. Việc thuế phí từ khu vực nước ngoài được miễn giảm là gánh nặng đè lên DNNN, làm cho DNNN ngày càng yếu hơn. Hơn nữa, theo ông thâm hụt ngân sách vì bỏ thuế khi hội nhập hoặc ưu đãi cho FDI là nguyên nhân khiến ngân sách thất thu và tăng thu nội địa cao.

TS.Thành cũng đưa ra bài toán hội nhập và phát triển đã được cảnh báo cách đây hàng chục năm. “Trước khi tự do hóa như hiện nay, phải tự do hóa được trong nước trước, tạo dựng được thị trường mạnh, cạnh tranh khốc liệt để doanh nghiệp lớn lên. Khi mở cửa thì thuế quan giảm, cạnh tranh bên ngoài đến thì doanh nghiệp đã vững chãi rồi”.

Trịnh Giang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đường dây lừa đảo đầu tư tiền số iFan cũng là một hoạt động kinh tế ngầm