Trong tuần làm việc cuối cùng của năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển 2 khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên - Huế) và Hồ Thác Bà (Yên Bái).

Duyệt quy hoạch 3 khu du lịch quốc gia: Lăng Cô-Cảnh Dương, Hồ Thác Bà và Đankia-Suối Vàng

02/01/2019, 13:41

Trong tuần làm việc cuối cùng của năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển 2 khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên - Huế) và Hồ Thác Bà (Yên Bái).

Khu du lịch Hồ Thác Bà nhìn từ trên cao - Nguồn ảnh: YouTube

Theo đó, khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương của vùng Bắc Trung bộ được phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2025, khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến quan trọng hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên - Huế và khu vực miền Trung, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là khu du lịch quốc gia; phấn đấu đến năm 2030, khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế.

Còn đối với khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đến trước năm 2025.

Khi đó, khu du lịch Hồ Thác Bà đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển Hồ Thác Bà thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của tỉnh Yên Bái và vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có sản phẩm chủ đạo, đặc trưng và hình thành thương hiệu cho khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà.

Cũng trong nửa cuối tháng 12, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1771/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và phường 7 (thành phố Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng; có diện tích khoảng 4.000 ha, trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha.

Mục tiêu về khách du lịch: đến năm 2025 đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 56.000 lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 100.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Đến năm 2025 đạt trên 1.200 tỉ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 3.500 tỉ đồng.

Sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: văn hóa (phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, nhất là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển thành các sản phẩm du lịch tham quan buôn làng, du lịch tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá, du lịch cộng đồng); nghỉ dưỡng (khai thác các đặc thù về điều kiện khí hậu, cảnh quan để phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng ven hồ, nghỉ dưỡng gắn với thể thao golf, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp); thể thao, vui chơi giải trí (thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao trên mặt nước như bơi, chèo thuyền kayak; thể thao ngoài trời như đua xe địa hình, việt dã, golf).

A.Thư

Bài liên quan
Hà Nội: Phê duyệt điều chỉnh khu đô thị công viên công nghệ phần mềm
TP.Hà Nội vừa ra quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị công viên công nghệ phần mềm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Duyệt quy hoạch 3 khu du lịch quốc gia: Lăng Cô-Cảnh Dương, Hồ Thác Bà và Đankia-Suối Vàng