Chiều 28.9, gần 300 đại biểu đến thành phố Hải Phòng dự hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc năm 2020 và tham quan thực tế Bãi cọc Cao Quỳ cùng Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ học đến bãi cọc Bạch Đằng làm gì?

P.V | 28/09/2020, 20:46

Chiều 28.9, gần 300 đại biểu đến thành phố Hải Phòng dự hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc năm 2020 và tham quan thực tế Bãi cọc Cao Quỳ cùng Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.

Trong chuyến đi này, các đại biểu lànhà khoa học, khảo cổ học, quản lý văn hóađược giới thiệu về quá trình phát hiện, khai quật và xây dựng khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ.

Kết quả khai quật bước đầu phát hiện 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc và 4 hố đất đen.Các cọc này xuất lộ ở độ sâu khá tương đồng; được đóng, chôn trong khu vực chứa nhiều bùn cát mịn, mang tính chất địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ.

Khu vực bãi cọc có quy mô khá lớn với các cọc gỗ lớn/nhỏ xen kẽ, được bố trí theo ý đồ chiến thuật rõ ràng với nhiều tầng, nhiều lớp. Các cọc có kích thước không đều nhau, loại nhỏ từ 10-18cm, loại lớn từ 28-32cm, đặc biệt có cọc đường kính từ 37-40cm; chủ yếu làm bằng gỗ sến nhựa và lim.

Trên cơ sở kết quả khai quật, các chuyên gia khoa học kiến nghị trong thời gian tới cần tiếp tục khảo sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu mở rộng.

Khu vực bãi cọc có quy mô khá lớn với các cọc gỗ lớn/nhỏ xen kẽ, được bố trí theo ý đồ chiến thuật rõ ràng với nhiều tầng, nhiều lớp. Các cọc có kích thước không đều nhau, loại nhỏ đường kính 10-18 cm, loại lớn 28-32 cm. Đặc biệt, nhiều cọc có đường kính 37-40 cm, chủ yếu làm bằng gỗ sến nhựa và lim.

Công tác xây dựng và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quý đang được triển khai tích cực - ảnh: TTXVN

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang và GS sử học Lê Văn Lan,đây là những dấu tích rất quan trọng với ngành khảo cổ và lịch sử Việt Nam. Những phát hiện quý này giúp các nhà khoa học mở thêm nhiều nghiên cứu mới về chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng thời nhà Trần, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc đối với các thế hệ mai sau.

Dự kiến ngày 29 và 30.9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc năm 2020 sẽ diễn ra. Đây là diễn đàn khoa học để thông báo, chia sẻ, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, phát hiện mới về lĩnh vực khảo cổ học.

Cuối năm 2019, người dân phát hiện bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên) trong quá trình lao động. Sau đó, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng khai quật 3 hố tại cánh đồng Cao Quỳ, phát hiện 27 chiếc cọc.

Qua kết quả khai quật, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đánh giá đólà di tích lịch sử quan trọng liên quan đến các trận chiến trên dòng sông Bạch Đằng vào năm 1288.

Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang thuộc khu vực Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức của huyện Thủy Nguyên là nơi tôn vinh các bậc anh hùng dân tộc với khu tưởng niệm Đức Vương Ngô Quyền, Hoàng đế Lê Đại Hành; Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Không thu phí dịch vụ gửi xe, không rác thải,không bán hàng rong vàăn xin, khu di tích Bạch Đằng Giangđang trở thành điểm đến của đông đảo du khách tới tham quan,tìm hiểu lịch sử dân tộc.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ học đến bãi cọc Bạch Đằng làm gì?