Lãnh đạo UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là 1 trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có điểm du lịch sinh thái, cộng đồng nào đạt tiêu chuẩn này. Từ đó, sản phẩm OCOP của huyện U Minh thuộc lĩnh vực du lịch vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương
Du lịch

Gắn du lịch với sản phẩm OCOP - hướng đi mới của du lịch Cà Mau

Trần Khải 20:33 11/11/2024

Lãnh đạo UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là 1 trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có điểm du lịch sinh thái, cộng đồng nào đạt tiêu chuẩn này. Từ đó, sản phẩm OCOP của huyện U Minh thuộc lĩnh vực du lịch vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương

Theo UBND huyện U Minh, tiềm năng của địa phương là rừng tràm, Vườn quốc gia U Minh Hạ UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, huyện U Minh là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Gần đây, lượng khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện U Minh ngày càng tăng.

Khu du lịch Hương Tràm, xã Khánh An là một trong những điểm du lịch sinh thái đầu tiên của huyện U Minh đi tiên phong trong việc định hướng phát triển sản xuất đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của loại hình du lịch OCOP theo quy định của Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Để đảm bảo các điều kiện công nhận là sản phẩm OCOP lĩnh vực du lịch, cơ sở kinh doanh đó phải đảm bảo nhiều tiêu chí, trong đó gồm có an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cho du khách tham quan...

2.jpg
Đặt trúm lươn ở rừng U Minh hạ

Ông Giang Hoàng Hon, chủ cơ sở du lịch Hương Tràm cho hay, ngay từ khi mới kinh doanh loại hình du lịch này bản thân ông đã định hướng sản xuất đảm bảo các điều kiện của một sản phẩm OCOP du lịch. “Đến nay, về cơ bản hồ sơ, thủ tục, cơ sở pháp lý tôi đã gửi cho ngành chức năng huyện U Minh. Nếu không có gì thay đổi, khu du lịch sinh thái Hương Tràm sẽ được thẩm định và công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 sao đầu tiên của tỉnh Cà Mau”, ông Hon nói.

Chủ khu du lịch Hương Tràm còn cho biết, ông liên kết với các hộ dân khu vực lâm phần rừng tràm để đưa du khách trải nghiệm hoạt động gác kèo ong mật, đi xuồng máy xuyên rừng, đặt lợp, đặt trúm lươn trong rừng và các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống tại chỗ…

“Để đưa hình ảnh khu du lịch đến với du khách, tôi đã thành lập trang web để quảng bá, kết nối khách du lịch, giới thiệu hình ảnh, hoạt động, trò chơi, món ăn qua các trang mạng xã hội. Tất cả đều qua nền tảng số, rất tiện lợi”, ông Hon nói.

Anh Bùi Thanh Minh, du khách đến từ tỉnh Long An chia sẻ: “Đến U Minh chúng tôi được trải nghiệm thiên nhiên và các hoạt động vô cùng thú vị như đặt trúm lươn, đặt lờ, lợp bắt cá lóc trong rừng... Nhìn chung, chất lượng các sản phẩm du lịch và món ăn rất tốt, phù hợp với nhu cầu của du khách. Tôi rất ấn tượng với các mô hình du lịch gắn với OCOP”.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện U Minh thông tin: “Huyện đang xem xét, đánh giá để công nhận khu du lịch sinh thái Hương Tràm đạt tiêu chuẩn OCOP về du lịch. Nếu được công nhận thì du lịch sinh thái ở huyện U Minh sẽ tạo được danh tiếng và thúc đẩy sự phát triển. Bởi loại hình du lịch sinh thái kết hợp kinh doanh các sản phẩm đặc trưng, tăng cường quảng bá sản phẩm vốn là thế mạnh của địa phương”.

3.jpg
Du lịch sinh thái là thế mạnh của huyện U Minh

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh chia sẻ thêm, huyện đang từng bước hình thành, phát triển du lịch thành một trong những ngành có giá trị lớn, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của địa phương. “Vừa qua, huyện U Minh đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của huyện. Và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là 1 trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có điểm du lịch sinh thái, cộng đồng nào đạt chuẩn OCOP. Từ đó cho thấy sản phẩm OCOP của huyện U Minh thuộc lĩnh vực này vẫn còn bị bỏ ngỏ nên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương”, ông Thịnh nói.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, địa phương đã chỉ đạo các ngành liên quan tập trung phát triển sản phẩm OCOP lĩnh vực du lịch. Qua khảo sát thực tế tại các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện và căn cứ vào các quy định, cũng như các điều kiện huyện đã thống nhất chọn điểm du lịch sinh thái Hương Tràm để phát triển sản phẩm OCOP. Nếu được công nhận là sản phẩm OCOP thì khu du lịch Hương Tràm sẽ trở thành khu du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP đầu tiên của tỉnh Cà Mau. Đây sẽ là tiền đề, động lực để thúc đẩy kinh tế du lịch của địa phương phát triển theo hướng bền vững. Góp phần giúp người dân tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, hướng đến thực hiện tốt công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Bài liên quan
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, xuất khẩu sang loạt thị trường khó tính
Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch nông thôn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giải thưởng chính VinFuture 2024: Vinh danh 5 nhà khoa học nghiên cứu thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Giải thưởng chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD được trao cho 5 nhà khoa học vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu (deep learning).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gắn du lịch với sản phẩm OCOP - hướng đi mới của du lịch Cà Mau