Với mức tăng trưởng 7,38% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2018 đã đạt mức tăng cao nhất của quý 1 trong 10 năm gần đây.

GDP quý 1/2018 tăng cao kỷ lục trong 10 năm gần đây

Trí Lâm | 29/03/2018, 18:10

Với mức tăng trưởng 7,38% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2018 đã đạt mức tăng cao nhất của quý 1 trong 10 năm gần đây.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2018 ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây.

Trong mức tăng 7,38% của toàn nền kinh tế (so với cùng kỳ 2017), khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,05%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,7%, đóng góp 3,39 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,7%, đóng góp 2,75 điểm phần trăm.

Trong khu vực vực nônglâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của quý I các năm 2011-2017, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, cho thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả.

Ngành lâm nghiệp tăng 5,03%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,76%, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm trở lại đây,đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng,ngành công nghiệp tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Điểm sáng của khu vực này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 13,56% (mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 2,46 điểm phần trăm.

Ngành khai khoáng quý 1năm nay đã đạt mức tăng trưởng dương với 0,4% sau 2 năm liên tục giảm,đóng góp 0,03 điểm phần trăm do khai thác than, kim loại và khí đốt tăng so với cùng năm trước.Ngành xây dựng 3 tháng đầu năm tăng 7,46%, thấp hơn so với tốc độ tăng 8,60% của cùng kỳ năm 2016 và 7,6% của cùng kỳ năm 2017, đóng góp 0,38 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 7,45% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung với 0,79 điểm phần trăm.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống có mức tăng trưởng khá cao 7,60% so với mức tăng 6,03% của quý 1/2017, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,72%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,56%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,26%; khu vực dịch vụ chiếm 43,77%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,63% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là11,19%; 34,14%; 43,92%; 10,75%).

Xét về góc độ sử dụng GDP quý 1, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2017, đóng góp 5,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung (trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư tăng 7,15%, đóng góp 4,65 điểm phần trăm); tích lũy tài sản tăng 6,46%, đóng góp 1,15 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng xuất siêu làm tăng 1,19 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm -Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê, lý do của sự tăng trưởng này là quý 1/2018 giữ được đà tăng trưởng của 6 tháng cuối năm ngoái. Quý 3 và 4năm 2017 tăng rất cao, đặc biệt quý 4tăng 7,46%.

Bên cạnh đó, quy mô GDP quý 1 của Việt Nam thường nhỏ, do đó đã tiếp được đà tăng trưởng của quý 3 và 4 làm cho quy mô của quý 1/2018 lớn hơn nhiều quý 1 của các năm khác.

Cũng theo ông Lâm, sản xuất của Việt Nam có tính mùa vụ do đó quý 1thường tăng trưởng thấp và có hiện tượng tăng trưởng quý sau tăng cao hơn quý trước. Tuy nhiênở 3 tháng đầu năm 2018, hiện tượng này có nhưng không nhiều, không tác động như các năm trước.

Ông Lâm cũng đánh giá, kinh tế - xã hội nước ta trong quý 1/2018 tiếp tục diễn biến tích cực. Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát.Sản xuất nông nghiệp phục hồi rõ nét.Môi trường và điều kiện kinh doanh tiếp tục cải thiện, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) liên tiếp được cải thiện trong những tháng đầu năm. Xuất khẩu và thu hút khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng cao...

Tuy nhiênbên cạnh những kết quả đạt được,trong 3 tháng đầu năm nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập: ngành chăn nuôi lợn vẫn gặp khó khăn, tình trạng rau, củ, quả dư thừa xảy ra tại một số địa phương. Tình hình an toàn giao thông, cháy, nổ xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng.

Lam Thanh
Bài liên quan
Vì sao ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay?
Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam xuống mức 6% so với mức dự báo 6,7% đưa ra trước đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GDP quý 1/2018 tăng cao kỷ lục trong 10 năm gần đây