Kẻ lừa đảo thường mạo danh các công ty môi giới lao động hợp pháp bằng cách tạo website giả mạo, hoặc cung cấp giấy tờ giả, đưa ra lời hứa hẹn về chi phí xuất khẩu lao động thấp hơn mức thông thường và thu nhập rất cao…
Khoa học - công nghệ

Giả mạo công ty môi giới để lừa đảo đi Hàn Quốc làm việc

Nhật Anh 17/09/2024 11:15

Kẻ lừa đảo thường mạo danh các công ty môi giới lao động hợp pháp bằng cách tạo website giả mạo, hoặc cung cấp giấy tờ giả, đưa ra lời hứa hẹn về chi phí xuất khẩu lao động thấp hơn mức thông thường và thu nhập rất cao…

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), mới đây Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) vừa phát đi cảnh báo về thông tin giả mạo, lừa đảo người lao động đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.

Đối với hình thức lừa đảo trên, kẻ lừa đảo thường mạo danh các công ty môi giới lao động hợp pháp bằng cách tạo website giả mạo hoặc cung cấp giấy tờ giả.

Tinh vi hơn, chúng còn tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ tại các địa phương, hứa hẹn việc làm tại nước ngoài với mức thu nhập cao và điều kiện lao động tốt.

4_c85c6da245.jpeg
Người dân tuyệt đối không nên tin vào các quảng cáo kiểu này - Ảnh: Cục ATTT

Cơ quan chức năng cho biết bọn chúng đưa ra lời hứa hẹn về chi phí xuất khẩu lao động thấp hơn so với mức thông thường, còn thu nhập rất cao. Ngoài ra, chúng yêu cầu người lao động nộp một khoản tiền lớn để làm thủ tục, hoặc chi phí đầu vào trước khi ký hợp đồng chính thức.

Người lao động sau khi nộp tiền môi giới, chi phí hồ sơ sẽ không thể liên lạc lại với kẻ lừa đảo; hoặc được đưa sang nước ngoài với công việc, thu nhập khác xa so với lời hứa ban đầu.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) khuyến cáo người lao động nên tìm hiểu kỹ về chương trình xuất khẩu lao động qua các nguồn chính thống, như các cơ quan chính phủ, đại sứ quán, hoặc những tổ chức có uy tín.

Tuyệt đối không tin vào các quảng cáo hay lời mời hứa hẹn hấp dẫn nhưng thiếu cơ sở pháp lý. Thực hiện kiểm tra danh tính của tổ chức, xác minh thông qua các trang web chính thức của cơ quan chức năng.

Mọi người chỉ nên tham gia những chương trình xuất khẩu lao động thông qua các công ty được Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cấp phép. Tuyệt đối không nộp bất kỳ khoản tiền nào trước khi ký kết hợp đồng lao động rõ ràng với các điều khoản về công việc, thu nhập, chi phí cụ thể.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng nêu 3 mục tiêu, 7 giải pháp để phát triển logistics
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Sáng 2.12, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Diễn đàn logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics". Diễn đàn có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giả mạo công ty môi giới để lừa đảo đi Hàn Quốc làm việc