Ông Nguyễn Hữu Tú - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy tại chương trình “CAREME - Yêu lấy mình” được tổ chức tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) sáng nay 15.9.
Khoa học - công nghệ

Ngành y tế cần tận dụng trí tuệ nhân tạo để người dân tiếp cận dịch vụ y tế tiện ích hơn

Hồ Quang 15/09/2024 14:12

Ông Nguyễn Hữu Tú - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy tại chương trình “CAREME - Yêu lấy mình” được tổ chức tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) sáng nay 15.9.

Chương trình “CAREME - Yêu lấy mình” là sáng kiến chuyển đổi số do Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với AstraZeneca thực hiện nhằm giới thiệu, nhân rộng các giải pháp chuyển đổi số, hỗ trợ phát hiện chẩn đoán sớm các bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, vốn là những bệnh mạn tính phổ biến hàng đầu hiện nay với tỉ lệ mắc và thương tật gia tăng nhanh và cũng đứng đầu trong các nguyên nhân tử vong thời gian gần đây.

Song song đó, chương trình nhằm giúp nâng cao khả năng tiếp cận của người bệnh với dịch vụ y tế chất lượng, nâng cao nhận thức về tầm soát, sàng lọc bệnh sớm và tuân thủ điều trị.

nganh-y-te-can-tan-dung-tri-tue-nhan-tao-de-nguoi-dan-tiep-can-dich-vu-y-te-tien-ich-hon-hinh-anh.png
Người dân được khám, xét nghiệm tầm soát miễn phí các bệnh lý về tim mạch, bệnh thận mạn và thận chuyển hóa tại chương trình: "CAREME - Yêu lấy mình” vào sáng nay 15.9 - Ảnh: PV

Ông Nguyễn Hữu Tú - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc.

Chuyển đổi số y tế là một trong 8 trọng tâm chuyển đổi số quốc gia, xác định ngành y tế, chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu. “Ngành y tế nói chung, bao gồm cơ sở y tế lẫn các khối hội chuyên ngành cần đẩy mạnh triển khai áp dụng những giải pháp công nghệ thông tin trong cải tiến quy trình khám chữa bệnh, tận dụng thành quả công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo để người dân tiếp cận dịch vụ y tế tiện ích hơn, thuận lợi hơn, chất lượng hơn”, ông Tú nhấn mạnh.

Ông Tú mong muốn những chương trình như: Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi , CAREME - Yêu lấy mình… sẽ giúp người dân ngày càng có ý thức về phòng chống bệnh, phòng bệnh chủ động sử dụng các công cụ số tiên tiến, cũng như cơ sở y tế ngày một đổi mới, số hóa, theo hướng hiện đại, minh bạch và chất lượng hơn.

Trong khuôn khổ chương trình “CAREME - Yêu lấy mình” đã có hơn 1.000 người được khám, xét nghiệm tầm soát miễn phí các bệnh lý về tim mạch, bệnh thận mạn và thận chuyển hóa. Đội ngũ y bác sĩ đã tận tâm kiểm tra sức khỏe, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến bệnh tim mạch và thận mạn. Qua đó, người dân nhận được những lời khuyên thiết thực về cách chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Trong khi đó, bệnh thận mạn tính là một bệnh không lây nhiễm, thường gây ra do đái tháo đường và tăng huyết áp, là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.

Trên thế giới, bệnh thận mạn tính đã gây ra 4,6% số ca tử vong, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 12 vào năm 2017. Tại Việt Nam, có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số. Việt Nam hiện có hơn 400 đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ lọc máu cho khoảng 30.000 bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối mỗi năm, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của bệnh nhân cần lọc máu trên cả nước.

Theo báo cáo của Bảo hiểm Y tế Việt Nam năm 2022, chi phí thanh toán cho chạy thận nhân tạo hiện đang đứng đầu danh sách chi trả, ước tính lên tới hơn 4.000 tỉ đồng. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận mạn tính, cũng như làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận, điều trị thay thế thận sẽ đem đến đến những lợi ích đáng kể và lâu dài về kinh tế, đồng thời làm giảm gánh nặng cho ngành y tế.

Bài liên quan
Nhiều trường hợp không cần can thiệp tim mạch bào thai, trẻ sinh ra vẫn sống
Liên quan đến 1 trường hợp can thiệp tim mạch bào thai (FCI) thành công đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á diễn ra ở TP.HCM, ngày 9.1, Bộ Y tế cho biết theo công bố của IFCIR, có 14 bệnh nhân không trải qua FCI thì có 8 trẻ được sinh ra sống.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBQH đề nghị xây dựng bảng lương riêng, đãi ngộ phù hợp cho nhà giáo
32 phút trước Theo dòng thời sự
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng đội ngũ nhà giáo chiếm 70% số lượng viên chức, kể cả có nâng thành mức cao nhất trong bảng lương vẫn không phù hợp. Do đó, cần xây dựng bảng lương riêng để phù hợp với đặc điểm, vị trí công việc của nhà giáo
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành y tế cần tận dụng trí tuệ nhân tạo để người dân tiếp cận dịch vụ y tế tiện ích hơn