Thị trường vàng trong nước đã trải qua một tuần biến động mạnh với các phiên tăng giảm đan xen. Các giao dịch trong ngày vì thế mà không trụ vững được phong độ như ở phiên trước đó. Do vậy, giao dịch diễn ra trầm lắng hơn bởi các nhà đầu tư bình tĩnh trở lại để đánh giá khả năng và mức độ tăng giảm của giá vàng ở thời điểm tiếp theo.

Giá vàng tăng giảm thất thường, đánh đố nhà đầu tư

Phan Diệu | 24/04/2016, 06:47

Thị trường vàng trong nước đã trải qua một tuần biến động mạnh với các phiên tăng giảm đan xen. Các giao dịch trong ngày vì thế mà không trụ vững được phong độ như ở phiên trước đó. Do vậy, giao dịch diễn ra trầm lắng hơn bởi các nhà đầu tư bình tĩnh trở lại để đánh giá khả năng và mức độ tăng giảm của giá vàng ở thời điểm tiếp theo.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23.4, giá vàng miếng SJC được tập đoàn vàng bạc đá quý Doji giao dịch ở ngưỡng 33,24 triệu đồng/lượng (mua vào) – 33,32 triệu đồng/lượng (bán ra). So với ngày 22.4, giá vàng đã giảm 70.000 đồng/ lượng ở chiều mua và 60.000 đồng/ lượng ở chiều bán. Giá mua bán sỉ thấp hơn giá lẻ 10.000 đồng/lượng.

Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), kết thúc phiên giao dịch, giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 33,12 triệu đồng/lượng (mua vào) - 33,37 triệu đồng/lượng (bán ra). So với phiên trước đó, giá vàng SJC giảm 80.000 đồng chiều mua vào và 60.000 đồng/lượng chiều bán.

Như vậy, thị trường vàng trong nước đã trải qua một tuần biến động mạnh với các phiên tăng giảm đan xen. Đặc biệt, có phiên giao dịch, giá vàng SJC đã tăng gần 200.000 đồng/lượng.

Cụ thể, theo đánh giá của Doji, ở những phiên đầu tuần, do dư âm của dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ khiến nhà đầu tư chưa dành trọn tâm trí để theo sát diễn biến giá kim loại quý này, kéo theo thị trường vàng ảm đạm. Giá vàng dao động quanh ngưỡng 33,20 triệu đồng/lượng. Ở thời điểm này, các giao dịch ảm đạm, thưa thớt bởi ngày nghỉ lễ nhu cầu mua bán không cao.

Chuyển sang phiên giữa tuần, sức bật mạnh của giá vàng thế giới đã kéo theo giá vàng trong nước đi lên. Mức giá tăng khoảng 200.000 đồng/lượng so với phiên đầu tuần và giao dịch quanh ngưỡng 33,40 triệu đồng/lượng. Đây là mức tăng cao nhất trong gần 2 tuần qua. So với giá thế giới, giá vàng trong nước thấp hơn khoảng 300.000 đồng/lượng.

Đáng chú ý, thời gian này, thị trường vàng xuất hiện tín hiệu đáng mừng là nhà đầu tư quay trở lại với cácgiao dịch đan xen ở hai chiều mua và bán. Theo các chuyên gia vàng, với những đợt tăng giảm của giá vàng thế giới đã giúp trỗi dậy sự thấp thỏm, nóng lòng của nhà đầu trở lại thị trường vàng sau khi đã để buông xuôi mặc cho giá thế giới có những thời điểm nhảy múa trong vài tuần qua.

Sang phiên giao dịch ngày 22.4, giá vàng trong nước quay đầu giảm quanh ngưỡng 33,30 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 70.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, so với đầu tuần, mức giá này cao hơn 100.000 đồng/lượng.

Doji cho rằng sự giảm điểm của giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước có phiên giảm điểm theo. Các giao dịch trong ngày cũng vì thế mà không trụ vững được phong độ như ở phiên trước đó. Vì vậy, giao dịch diễn ra trầm lắng hơn bởi các nhà đầu tư bình tĩnh trở lại để đánh giá khả năng và mức độ tăng giảm của giá vàng ở thời điểm tiếp theo.

Các chuyên gia nhận thị trường vàng vẫn đang rất hấp dẫn và là kênh sinh lời hữu hiệu cho những ai đang yêu mến quý kim này. Tuy nhiên, lực mua và bán trên thị trường khá trầm lắng, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư hiện nay đang rất thận trọng với thị trường vàng.

Mặc dù vậy, đánh giá trong các phiên giao dịch của Doji, tập đoàn này cho biết thị trường vàng dường như đang nghiêng hẳn về xu hướng bán ra. Mỗi đợt giảm giá trong những phiên vừa qua là bước đệm để nhà đầu tư xả hàng chốt lời. Được biết, trong phiên giao dịch 23.4, số lượng khách bán vàng ra chiếm 60% trên tổng số lượng giao dịch tại tập đoàn này.

Phan Diệu
Bài liên quan
Giá vàng đứng ở mức rất cao, chênh lệch mua-bán lớn
Sáng nay (29.4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng. Dù giá cao nhưng người mua vẫn lỗ nặng vì chênh lệch mua vào - bán ra lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá vàng tăng giảm thất thường, đánh đố nhà đầu tư