Các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo: “Thành ngữ ‘sét không bao giờ đánh hai lần một nơi’ bị nghi ngờ trong nghiên cứu này bởi vì chúng tôi thấy rằng một số điểm thậm chí bị đánh nhiều hơn hai lần, bị đánh từ năm này qua năm khác”.
Kiến thức - Học thuật

Giải mã những nơi thường xuyên bị thiên lôi ghé thăm

Anh Tú 21:19 06/04/2024

Các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo: “Thành ngữ ‘sét không bao giờ đánh hai lần một nơi’ bị nghi ngờ trong nghiên cứu này bởi vì chúng tôi thấy rằng một số điểm thậm chí bị đánh nhiều hơn hai lần, bị đánh từ năm này qua năm khác”.

set.jpg
Sét đánh vào ngọn đuốc của tượng Nữ thần tự do

“Sét không bao giờ đánh hai lần một nơi”. Chúng ta từ lâu đều biết rằng câu ngạn ngữ cổ nói về việc khó lặp lại của một sự việc hy hữu. Thế nhưng, trên thực tế, một hiện tượng ngẫu nhiên như sét đánh lại không hẳn đúng như câu ngạn ngữ. Những luồng điện cực mạnh phóng từ đám mây tích điện trên bầu trời có thể đánh xuống một nơi nhiều lần.

Thành thật mà nói, sẽ thật kỳ lạ nếu không như vậy. Trên khắp thế giới, chúng ta ghi nhận khoảng 44 vụ sét đánh mỗi giây. Người ta tưởng tượng rằng thiên lôi sẽ không còn chỗ để phóng điện nếu không thể quay trở lại những nơi mà đã từng vung sét.

Tuy nhiên, một số nơi dễ bị sét đánh lặp đi lặp lại nhiều hơn những nơi khác. Và giờ đây, một nhóm các nhà khoa học do kỹ sư điện Gloria Sola thuộc Đại học Kỹ thuật Catalonia ở Barcelona làm trưởng nhóm, đã đúc kết được một số địa hình có vẻ được thiên lôi ưa thích: những nơi thực sự cao hoặc sườn dốc.

Các nhà nghiên cứu đã gọi những địa điểm này là các điểm sét tái phát (RLS) và nói rằng phát hiện của họ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách để chúng ta bảo vệ bản thân và các công trình khỏi bị sét đánh.

Các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo: “Thành ngữ ‘sét không bao giờ đánh hai lần một nơi’ bị nghi ngờ trong nghiên cứu này bởi vì chúng tôi thấy rằng một số điểm thậm chí bị đánh nhiều hơn hai lần, bị đánh từ năm này qua năm khác”.

"Hai khu vực nghiên cứu có khí hậu khác nhau rõ rệt nhưng địa hình tương tự nhau là Catalonia (Đông Bắc Tây Ban Nha, Châu Âu) và Barrancabermeja (ở Bắc Colombia, Nam Mỹ). RLS ở cả hai khu vực thường được phát hiện là có liên quan đến các công trình cao tầng, đỉnh núi và địa hình dốc".

Để xác định RLS, các nhà nghiên cứu đã khai thác bộ dữ liệu từ mạng phát hiện sét có tên LINET. Đối với vùng Catalonia, họ đã sử dụng bộ dữ liệu kéo dài 10 năm, từ 2011 đến 2020; còn đối với Barrancabermeja, tập dữ liệu của họ kéo dài 9 năm, từ 2012 đến 2020.

Đối với khu vực Catalonia, tập dữ liệu ghi lại 5 triệu tia sét từ đám mây xuống đất trong một khu vực có kích thước 285 x 340 km. Còn khu vực nghiên cứu ở Barrancabermeja chỉ rộng 93 x 97 km nhưng gần vùng nhiệt đới nơi sét phổ biến hơn nhiều, với gần 70 triệu lần thần sét ghé thăm.

Nhưng ở cả hai khu vực, một số điểm có nhiều khả năng bị sét đánh hơn những điểm khác. Các nhà nghiên cứu chia hai khu vực của họ thành các ô như bàn cờ vua và đếm số lần sét đánh ở mỗi ô đó.

Ở Catalonia, 13% số vụ sét đánh trúng các tòa nhà cao tầng và 72% đánh vào các khu vực có độ cao lớn, chủ yếu là các ngọn núi ở dãy Pyrenees, nơi có độ cao từ 1.000 đến 3.000 mét so với mực nước biển. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiều cú sét đánh được quan sát thấy ở các đỉnh núi nhọn. Họ đã xác định được 148 RLS với độ cao trung bình là 2.400 mét.

Mặt khác, Barrancabermeja nằm ở độ cao thấp. Ở đó, RLS có độ cao trung bình chỉ là 175 mét, nhưng xuất hiện nhiều hơn trên địa hình dốc, nơi mặt đất dốc ở những góc vát lớn hoặc ở các tòa cao ốc nổi bật giữa các tòa nhà thấp hơn.

Người ta đã chứng minh rõ ràng rằng các vật thể cao như tòa nhà chọc trời dễ bị sét đánh hơn (Tòa nhà Empire State bị sét đánh trung bình 25 lần mỗi năm). Nghiên cứu của nhóm phù hợp với dữ liệu này, nhưng cũng cho thấy rằng, ngay cả ở độ cao thấp hơn, cấu trúc cao do con người tạo ra không phải là điểm duy nhất thu hút sét.

Mặc dù nghiên cứu chỉ áp dụng cho hai khu vực, nhưng phát hiện cho thấy các khu vực dốc có nhiều khả năng bị sét đánh hơn. Điều này có thể hỗ trợ phân tích các khu vực khác và đặc biệt là có thể hỗ trợ các thiết kế xây dựng trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Nói chung, khái niệm mới về RLS có thể thu hút sự quan tâm của các lĩnh vực mà hoạt động bị ảnh hưởng bởi sét, chẳng hạn như trạm điện gió, tháp truyền tín hiệu hoặc truyền tải và phân phối hệ thống điện”, đồng thời khẳng định: "RLS có thể nhanh chóng được áp dụng như một phần của đánh giá rủi ro và công tác phòng ngừa. Không còn nghi ngờ gì nữa, thông tin về RLS sẽ hấp dẫn các công ty bảo hiểm".

Và bây giờ với thì chúng ta sau khi đọc bài nghiên cứu này nên rút ra một điều: nếu đối mặt với tình huống có nguy cơ sét đánh, hãy làm ướt đầu và để bản thân "bằng phẳng" với địa hình xung quanh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải mã những nơi thường xuyên bị thiên lôi ghé thăm