Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao tặng giải thưởng cao quý Nobel Hóa học 2014 cho 3 nhà khoa học: Eric Betzig (Mỹ), Stefan W. Hell (Đức) và William E. Moerner (Mỹ) cho sự phát triển của nguyên lý kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải vào lúc 11 giờ 45 phút theo giờ Châu Âu (CET) ngày 8.10.2014.
Sáng tạo của những nhà khoa học đã vượt qua giới hạn của kính hiển vi quang học thông thường.Trong một thời gian dài, kính hiển vi quang học không thể vượt qua sự giới hạn: rằng sẽ không bao giờ có được độ phân giải tốt hơn nửa bước sóng ánh sáng. Với sự hỗ trợ của những phân tử huỳnh quang, những nhà bác học đạt giải Nobel Hóa học 2014 đã khéo léo phá vỡ giới hạn đó. Sự phá vỡ giới hạn của họ đã mang lại một khả năng hiển vi mới cho những vật thể có kích cỡ cực nhỏ.
Với những thực thể được biết đến với kích thước siêu nhỏ (nanoscopy), các nhà khoa học đã có thể hình dung được những gì xảy ra đối với những phân tử đơn lẻ trong tế bào sống. Họ có thể nhìn thấy làm cách nào các phân tử tạo ra mối liên kết giữa các tế bào thần kinh trong bộ não; theo dõi protein có liên quan đến các bệnh Parkinson, Elzheimer và Huntington chi chúng được tổng hợp; theo dõi các phân tử protein đơn lẻ được thụ tin và phân chia thành phôi.
Ba nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học 2014. Từ trái qua: Stefan W. Hell, William E. Moerner, Eric Betzig. |
Eric Betzig và William Moerner đã làm việc tách biệt, nhưng cùng đặt nền móng cho phương pháp thứ hai, hiển vi đơn phân tử. Cách thức này dựa vào khả năng phát và tắt sáng của phân tử lưu huỳnh. Các nhà khoa học cho chụp một vị trí nhiều lần, mỗi lần cho một vài phân tử phát sáng. Khi chồng những hình ảnh này lên nhau sẽ cho độ phân giải siêu dày. Năm 2006, Eric Betzig đã sử dụng phương pháp này lần đầu tiên.
Thông tin về 3 nhà khoa học nhận giải thưởng Nobel Hóa học 2014
1. Eric Betzig, sinh năm 1960 tại Ann Arbor, MI, Mỹ, nhận bằng Tiến sĩ năm 1988 tại đại học Cornell, Mỹ và là chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Jenelia Farm Research Campus, Viện y tế Howard Hughes, Mỹ.
2. Stefan W. Hell, là công dân Đức, sinh năm 1962 tại Arad, Romania, nhận bằng Tiến sĩ năm 1990 tại đại học Heidellberg, Đức. Ông là Viện trượng Viện Hóa Lý sinh học Max Planck và đồng thời là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về ung thư của Đức.
3. William E. Moerner, công dân Mỹ, sinh năm 1953 tại Pleasanton, Mỹ, nhận bằng Tiến sĩ vào năm 1982 tại đại học Cornell, Mỹ, hiện là chuyên gia Vật lí ứng dụng tại đại học Stanford, Mỹ.