Hãng sản xuất máy bay Boeing cùng nhiều hãng khác đang nghiên cứu khả năng giảm số phi công trên một chuyến bay, bắt đầu với chuyến bay chở hàng, nhằm giảm chi phí cho các hãng hàng không.

Giải pháp chỉ một phi công lái máy bay liệu có khả thi?

Cẩm Bình | 09/02/2018, 17:36

Hãng sản xuất máy bay Boeing cùng nhiều hãng khác đang nghiên cứu khả năng giảm số phi công trên một chuyến bay, bắt đầu với chuyến bay chở hàng, nhằm giảm chi phí cho các hãng hàng không.

Những năm 1980, chiếc Boing 757 với thiết kế buồng lái được thay đổi đã giúp giảm số phi công từ 3 xuống còn 2 người. Hiện tại, các nhà sản xuất máy bay đang nghiên cứu chỉ sử dụng duy nhất 1 phi công,với mục đích tiết kiệm hàng chục tỉUSD tiền lương và chi phí đào tạo phi công mỗi năm.

Tuy nhiên, ý tưởng này đang bị nghi ngờ nghiêm trọng sau khi nhiều tai nạn máy bay xảy trong những năm gần đây, đặc biệt là vụ chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích bí ẩn.

Vấn đề chỉ sử dụng một phi công cho mỗi chuyến bay đã được đề cập đến trong Singapore Airshow 2018, triển lãm hàng không lớn nhất châu Á thường niên, đang diễn ra. Charles Toups, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu công nghệ của hãng Boeing cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu khả năng này, và chắc chắn vận chuyển hàng hóa sẽ là đối tượng được ứng dụng đầu tiên mà các bạn sẽ thấy, do đó ứng dụng lên vận chuyển hành khách chưa được bàn tới”.

Theo ông Toups, sẽ mất vài chục năm để thuyết phục hành khách đi các chuyến bay chỉ có một phi công, và cần tiến hành từng bước một để dần được công chúng ủng hộ, bắt đầu bằng việc gia tăng số xe hơi tự lái. Hiện Boeing đang hợp tác với General Motors để phát triển công nghệ cho các chuyến bay tự lái.

ST Aerospace trực thuộc Singapore Technologies Engineering, trong triển lãm đã trình bày cách sửa đổi thiết kế buồng lái để giảm số phi công từ 2 xuống 1 khi công ty này chuyển đổi máy bay chở khách thành máy bay chở hàng.

Jeffrey Lam, Giám đốc điều hành của ST Aerospace, cho biết: “Đang có sự quan tâm trên toàn cầu. Tôi nghĩ các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đang quan sát nhau, khi có ai đó quyết định thực hiện (chỉ dùng một phi công cho mỗi chuyến bay) thì những người khác sẽ không muốn bi tuột lại phía sau, vì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí”.

Mặc dù một số chuyến bay thương mại nhỏ có thể chỉ cần một phi công, những chuyến bay chở khách lớn hơn cần hai phi công, nhằm đề phòng trường hợp một trong hai mất năng lực điều khiển cũng như để giảm lượng công việc mà một người phải chịu.

Sau vụ cơ phó (có vấn đề về tinh thần) khóa buồng lái và để chuyến bay 9525 của Germanwings đâm vào dãy Alps năm 2015, các nhà quản lý trên toàn thế giới đã ban hành quy định yêu cầu trong suốt các chuyến bay, buồng lái phải luôn có hai người. Quy định này sau hai năm đã bị bãi bỏ.

Chuyến bay 9525 của Germanwings đâm vào dãy Alps năm 2015 - Ảnh: CNN

Hiện nay, các chuyến bay chở hàng trong khu vực là đối tượng thử nghiệm ý tưởng dùng một phi công thực tế nhất. Kevin Shum, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Singapore, đánh giá công nghệ đã đủ tiên tiến để tạo ra một buồng lái cho một phi công trong vòng 5 năm. Ông cũng cho biết vấn đề còn nằm ở con người. Phi công mất năng lực điều khiển, phân tâm hay mệt mỏi là những vấn đề lớn có thể khiến các nhà quản lý hoạt động bay phải suy nghĩ lại.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lại không khuyến khích ý tưởng một phi công. Trong các lần thử nghiệm một mình lái Boeing 737, các phi công Mỹ cho biết lượng công việc mà họ phải xử lý là “không thể chấp nhận được”, kể cả khi trong điều kiện lái bình thường.

Nghiên cứu của NASA cho thấy khả năng một hoặc hai phi công được nghỉ ngơi trong chốc lát, trong khi một người khác điều khiển máy bay sẽ hợp lý hơn là chỉ có một phi công. Điều này mở ra triển vọng giảm số phi công cho các chuyến bay đường dài, thường có 5 phi công thay phiên nhau điều khiển.

Alan Joyce, Giám đốc điều hành của QatarAirways, cho biết hãng này không có dự định giảm số phi công trong mỗi chuyến bay. Ông dẫn ví dụ một chiếc A380 của hãng bị hỏng động cơ đã hạ cánh an toàn tại Singapore vào năm 2010, nhờ có đến 5 phi công trong buồng lái.

Theo ông Joyce: “Chắc chắn vẫn còn vấn đề nhận thức của công chúng và tôi nghĩ sẽ còn lâu để các máy bay thương mại được hoàn toàn tự động hóa”.

Cẩm Bình (theo The Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải pháp chỉ một phi công lái máy bay liệu có khả thi?