TP.HCM đang tìm cách giảm tải cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Trước tình trạng bệnh nhân COVID-19 ngày một tăng cao, các cơ sở này đang chịu nhiều áp lực.

Giảm quá tải nơi điều trị COVID-19: Thực hiện dịch vụ thu phí, tại sao không?

Hồ Quang | 24/07/2021, 18:34

TP.HCM đang tìm cách giảm tải cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Trước tình trạng bệnh nhân COVID-19 ngày một tăng cao, các cơ sở này đang chịu nhiều áp lực.

Liên tục trong những ngày qua, số ca mắc COVID-19 ở TP.HCM tăng lên chóng mặt. Điều đáng lo ngại, trước sự bùng phát dịch, những cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 của TP.HCM thành lập đang phải chịu áp lực lớn.

giam-qua-tai-noi-dieu-tri-covid-19-thuc-hien-dich-vu-thu-phi-tai-sao-khong-hinh-anh-1(1).png
 Các cơ sở thu dung và điều trị COVID-19 tại TP.HCM đang quá tải, còn nhân viên y tế đang rất áp lực - Ảnh: PV

Đến nay TP đã mở rất nhiều cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, tận dụng cả những chung cư, khu tái định cư, “tách đôi” bệnh viện… với khoảng 30 cơ sở và gần 50.000 giường để điều trị bệnh nhân COVID-19.

Mới đây, TP còn cho bệnh nhân F0 không triệu chứng xuất viện sau 10 ngày, nếu có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 nhằm giải phóng nhanh bệnh nhân F0 để có chỗ cho người bệnh mới, nhưng các cơ sở điều trị đang căng mình trước tình trạng số ca mắc gia tăng chóng mặt, mỗi ngày có thêm 4.000 – 5.000 ca COVID-19.

Nếu chúng ta quay ngược thời gian đầu thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ thấy có nhiều sự thay đổi so với hiện nay để phù hợp với tình hình thực tế.

Vào đầu năm 2020 – khi dịch bệnh COVID-19 mới xuất hiện, Bộ Y tế chưa cho phép thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 dịch vụ tại các cơ sở y tế công lập cũng như tư nhân. Đầu mối xét nghiệm chỉ là ngành y tế của các địa phương, người dân được xét nghiệm miễn phí. Tuy nhiên sau đó, Bộ Y tế cho phép các cơ sở y tế công lập và tư nhân đủ điều kiện xét nghiệm SARS-CoV-2 thì thực hiện dịch vụ xét nghiệm có thu phí với những người có nhu cầu cho công việc hay mục đích cá nhân khác.

Hay như ở TP.HCM, ban đầu chỉ thực hiện cách ly tập trung không thu phí với những người có nguy cơ mắc COVID-19, nhưng sau đó thực hiện cách ly tập trung có thu phí. Đến nay đã có 55 khách sạn trên địa bàn TP.HCM đang thực hiện cách ly tập trung có thu phí cho những người có nhu cầu, chủ yếu là các chuyên gia, người nước ngoài.

Nói như thế để thấy rằng, công tác phòng chống dịch COVID-19 ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung luôn có sự thay đổi theo thực tế để phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn chống dịch khác nhau.

Trong khi đó, công tác thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM đến nay vẫn chỉ dựa vào nguồn lực của nhà nước, người bệnh được chữa trị miễn phí, chưa có sự thay đổi nào cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, công tác thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19 ở TP cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, nhất là khi số mắc COVID-19 đang tăng chóng mặt, lên đến hàng nghìn ca mỗi ngày.

Theo các chuyên gia y tế, thay vì nhà nước phải “ôm sô” trong công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 thì song song đó nên thực hiện hình thức xã hội hóa, có thu phí.

Một khi thực hiện chiến lược thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19 có thu phí, tất nhiên sẽ kéo theo sự tham gia không chỉ các đơn vị y tế công lập mà còn cả những đơn vị y tế tư nhân.

Thực tế cho thấy, hiện nay cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại của các đơn vị y tế tư nhân trên địa bàn TP.HCM còn rất lớn. Những nơi này sẽ là nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân COVID-19 có điều kiện. Điều này không chỉ giảm quá tải tại các cơ sở y tế của nhà nước đang thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện nay, mà còn tránh được những cái chết oan của họ chỉ vì không có chỗ điều trị hay phải chờ.

Trước đây, những người cách ly y tế tập trung đều được “đẩy” hết vào các khu cách ly miễn phí của nhà nước, nhưng khi TP.HCM cho phép cách ly y tế có thu phí thì rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để cách ly y tế ở những khách sạn chứ không muốn cách ly miễn phí. Vậy tại sao TP.HCM không mạnh dạn cho phép thực hiện thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19 có thu phí? Đây có thể xem là “chìa khóa vàng” để tháo gỡ nút thắt quá tải, cũng như áp lực quá lớn cho nhân viên y tế tại các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện nay.

Phương án này không chỉ giúp giảm gánh nặng ngân sách cho nhà nước, tăng doanh thu cho các cơ sở lưu trú cách ly mà còn giúp nhiều người không còn ngại đi cách ly. Ở chừng mực nào đó, nó cũng là một cách thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giảm quá tải nơi điều trị COVID-19: Thực hiện dịch vụ thu phí, tại sao không?