"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Câu nói này luôn đúng với tất cả những người đã, đang và sẽ trải qua quá trình học tập tiếng Việt, đặc biệt là việc học tiếng việt tại Hàn Quốc đang được xôn xao.
>>Sự thật sau cảnh tắm lãng mạn của Ngọc Trinh, Trương Quỳnh Anh
>>5 clip hot nhất ngày: Ngọc Trinh bị sàm sỡ
>>Bạn gái Sơn Tùng M-TP đua theo Ngọc Trinh
Với người nước ngoài nói chung hay người Hàn Quốc nói riêng, việc học một ngôn ngữ hoàn toàn mới như tiếng Việt có thể coi là một thử thách không hề dễ dàng. Mới đây, tiếng Việt được bổ sung trở thành một trong những môn thi đại học ở Hàn Quốc khiến không ít người ngỡ ngàng,học tiếng Việt tại Hàn Quốc thật sự không dễ dàng, bởi vốn dĩ việc bắt đầu học tiếng Việt đối với người nước ngoài đã khó khăn rồi chứ đừng nói tới việc hoàn thành cả một bài thi tiếng Việt để vào được đại học.
Nhiều chương trình dạy tiếng Việt được mở ra trên các kênh truyền hình giáo dục hoặc mạng Internet.
Rất nhiều người Hàn Quốc chia sẻ rằng đối với họ, học tiếng Việt tại Hàn Quốc khó khăn nhất chính là phần phát âm và kính ngữ. Bởi trong tiếng Hàn, phát âm một từ không có hệ thống dấu như tiếng Việt. Người Hàn Quốc cũng thường xuyên nhần lẫn giữa âm "v" và âm "b", việc ghi nhớ và phát âm chuẩn được dấu sắc, hỏi, nặng, ngã, ngang của tiếng Việt quả thực là một thử thách.
Qua được phần phát âm ngữ điệu thì lại đến kính ngữ, đặc biệt là đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Bởi lẽ với nhiều người nước ngoài, đại từ nhân xưng của họ chỉ có đúng 7 ngôi. Ví dụ như của tiếng anh là I - We - You - He - She - It - They. Nhưng tiếng Việt thì không như vậy, riêng ngôi thứ nhất đã có đủ cách sử dụng như Tôi - tao - tớ -mình, còn ngôi thứ nhất số nhiều là Chúng tôi - chúng ta - chúng tớ - chúng tao - chúng mình,...
Chính bởi sự khác nhau quá nhiều về ngôn ngữ cũng như nền văn hoá mà những người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói tiêng cảm thấy học tiếng Việt tại Hàn Quốc vô cùng khó khăn. Chưa kể qua phát âm, nhân xưng thì lại tới các từ đồng âm khác nghĩa, ca dao tục ngữ,... Nói chung, để có thể hiểu được hoàn toàn tiếng Việt thì cần phải yêu thứ ngôn ngữ này mới có đủ tâm huyết cũng như kiên nhẫn mà theo đuổi nó được.
Những kĩ năng để đánh giá trình độ tiếng Việt bao gồm Nói - đọc - nghe - từ vựng, ngữ pháp và viết.
Để đánh giá trình độ của người học tiếng Việt, người Hàn Quốc cũng phải trải qua nhiều kỳ thi nếu muốn có được chứng chỉ như bản thân mong muốn. Trong đó, điển hình là cuộc thi năng lực tiếng Việt được tổ chức hằng năm. Nếu như trước đây, cuộc thi này chỉ được thực hiện tại TP.HCM và Hà Nội thì nay, người dân Hàn Quốc đã có thể thi tại nơi họ đang sinh sống.
Người vượt qua cuộc thi năng lực tiếng Việt sẽ được nhận chứng chỉ được công nhận tại Việt Nam, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Có ba cấp độ cho người học tiếng Việt. Sơ cấp dành cho những người bắt đầu học tiếng Việt ở trình độ sơ đẳng có thể phát âm được và hiểu được tiếng Việt ở mức cơ bản. Trung cấp là mức độ cao hơn, nếu đạt tới trình độ này là bạn đã có thể học tập và làm việc bằng tiếng Việt ở mức độ khá, nghĩa là việc giao tiếp hằng ngày một cách trôi chảy. Cuối cùng là cao cấp, đây là trình độ của các du học sinh, sinh viên trao đổi muốn học tập nghiên cứu sâu hơn về tiếng Việt, hay muốn tới Việt Nam làm việc.
Tất nhiên, những khó khăn kể trên mới chỉ là bước ban đầu, bởi vốn dĩ để học được tiếng Việt khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã khó, còn người Hàn Quốc học tiếng Việt tại đất nước của họcòn khó khăn hơn bởi không có môi trường giao tiếp thuận tiện. Vì vậy đã có không ít diễn đàn, kênh giáo dục được mở ra trên mạng Internet để cộng đồng những người học tiếng Việt giúp đỡ lẫn nhau.
>>Tha thứ cho bạn gái ngoại tình, ham giàu và cái kết đắng >>Giả làm gái ngoan về ra mắt, nào ngờ từng túm tóc mẹ chồng tương lai >>Bị bạn gái đánh tơi tả vì học đòi hất ĐTDĐ như phim Hậu duệ mặt trời
Hạnh Ly