Ông Peter Vesterbacka cho rằng giáo dục đào tạo phải hướng đến AI và trang bị kỹ năng cần thiết cho giới trẻ.

Giáo dục đào tạo cần hướng đến trí tuệ nhân tạo

Thu Anh | 19/08/2019, 08:27

Ông Peter Vesterbacka cho rằng giáo dục đào tạo phải hướng đến AI và trang bị kỹ năng cần thiết cho giới trẻ.

Trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo (AI4VN) diễn ra ngày 16.8 tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Peter Vesterbacka - “cha đẻ” của tựa game Angry Birds nhận định thời gian tới, máy móc và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục hỗ trợ con người, một mặt tạo ra công việc mới, mặt khác sẽ khiến con người không có việc làm.

Tuy nhiên, để khắc phục điều này, ông Peter Vesterbacka cho rằng giáo dục đào tạo phải hướng đến AI và trang bị kỹ năng cần thiết cho giới trẻ.Chúng ta cần trang bị kỹ năng cho 5 tỉ người trên thế giới, cần ứng dụng AI và công nghệ, cần có quy trình. Quy trình ở đây chính là hệ thống giáo dục, là yếu tố để nâng cao kỹ năng, trang bị cho giới trẻ kiến thức để họ theo kịp những thay đổi trong tương lai.

Theo ông Peter Vesterbacka, hệ thống giáo dục phải giúp học sinh phát huy sự sáng tạo, là cái nôi thúc đẩy sự sáng tạo nuôi dưỡng sự sáng tạo để đổi mới.Ông tin cách thức để đối phó với tương lai là nâng cao kỹ năng của con người, phát huy sự sáng tạo, tưởng tượng.

Ông Tạ Hải Tùng (Viện trưởng Viện CNTT, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội) - Ảnh: BTC

Cần sự kết nối giữa doanh nghiệp và đơn vị đào tạo

Là ngôi trường chuyên đào tạo về công nghệ, kỹ thuật, năm 2017, Trường đại học Bách Khoa mở ngành đào tạo Thạc sĩngành Khoa học dữ liệu. Đến 2019, trường mở ngành cử nhân về Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo. Theo ông Tạ Hải Tùng - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Trường đại học Bách Khoa Hà Nội), đối với năm tuyển sinh 2019, để được vào học ngành AI của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, điểm đầu vào tuyển sinh phải trên 27 điểm. Với mức điểm đầu vào này, các em đã thuộc vào top 0,5% của các thí sinh khối A cả nước.

Ông Tùng cũng cho biết hiện Trường đại học Bách Khoa có hơn 100 giảng viên, nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển ứng dụng AI trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Về đầu ra, mới đây, 12 sinh viên sắp tốt nghiệp của Trường đại học Bách Khoa được đề nghị mức lương 6.000 USD/tháng/người làm về AI cho SmartGrid.

“Hiện tại, sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo không chỉ giữa các công ty Việt Nam với nhau mà còn giữa các công ty Việt Nam với các công ty quốc tế. Và chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi, khi họ có thể trả mức lương 6.000 USD/tháng cho một kỹ sư AI”, đại diện nhà trường nói.

AI4VN có sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên - Ảnh: BTC

Nằm trong khuôn khổ AI4VN, tại Hội thảo “Phát triển nhân lực AI cho ngành khoa học dữ liệu”, GS Hồ Tú Bảo - Viện trưởng Viện John von Neumann (Viện JVN) cho rằng các doanh nghiệp cần phối hợp với đơn vị đào tạo đưa giáo trình và khóa học ngắn hạn tạo ra lộ trình phát triển nhân lực AI chuyên nghiệp.

Theo GS Hồ Tú Bảo, nhu cầu nhân lực cho ngành AI tuy cao nhưng cókhông ít thách thức đối với Việt Nam. Khảo sát của Navigos tại Việt Nam cho thấy 69% số lượng nhân lực trong ngành công nghệ thông tin có ý định chuyển việc, 31% đang suy nghĩ về việc thay đổi. Nguyên nhân chính xuất phát từ vấn đề đãi ngộ của doanh nghiệp.

GS Bảo cho rằng nguồn nhân lực AI đã hiếm, tìm được thầy đào tạo AI còn hiếm hơn. Vì vậy, cần tập trung nguồn lực bao gồm các chuyên gia trong và ngoài nước để xây dựng nền tảng AI vững mạnh.

Thu Anh
Bài liên quan
Vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong giáo dục đại học
Ngày 10.4 tại TP.HCM, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - Tiểu ban Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong nhà trường tổ chức tọa đàm khoa học chủ đề “Giáo dục thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục đại học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục đào tạo cần hướng đến trí tuệ nhân tạo